Bây giờ, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, ông tự hỏi liệu những nỗ lực của mình có thể thực sự gặt hái được điều gì không.
"Nếu tôi thực sự không thấy có hy vọng gì để cải thiện kết quả, thì thi lại cũng vô ích. Tôi thực sự đã làm việc rất chăm chỉ mỗi ngày", ông nói một cách mệt mỏi.
"Thật khó để nói liệu tôi có tiếp tục chuẩn bị cho gaokao vào năm tới hay không," ông thừa nhận.
Nhưng một cuộc sống mà không chuẩn bị cho kỳ thi gaokao là điều gần như không tưởng đối với người đàn ông này.
"Đó là một quyết định khó khăn. Tôi cũng không muốn từ bỏ", ông trầm ngâm.
"Nếu tôi ngừng thi gaokao, mỗi tách trà tôi uống trong suốt quãng đời còn lại sẽ có vị hối tiếc".
Đối với những sinh viên trẻ, một kết quả gaokao tốt có thể quyết định cả cuộc đời, với tấm bằng từ một trường đại học ưu tú sẽ mang lại sự tôn trọng, địa vị và cơ hội việc làm tốt hơn.
Ông Liang tham gia kỳ thi lần đầu tiên vào năm 1983, khi mới 16 tuổi.
Ông tiếp tục cố gắng tăng điểm số của mình trong thập kỷ sau đó – cho đến khi ông phải từ bỏ vào năm 1992, vì bài thi vào thời điểm đó chỉ dành cho những người độc thân dưới 25 tuổi.
Ngay sau khi những giới hạn đó được dỡ bỏ vào năm 2001, mong muốn của Liang về việc được học đại học danh tiếng đã được nhen nhóm trở lại.
Kể từ đó, ông đã tham gia kỳ thi gaokao thêm 16 lần nữa, tất cả các năm kể từ năm 2010 – ngay cả khi những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt do Covid-19 khiến việc tham gia kỳ thi trở nên khó khăn hơn bình thường.
Trên mạng, một số người đã đặt câu hỏi liệu sự ám ảnh của ông với gaokao có phải chỉ là một thu hút sự chú ý hay không.
"Để làm cơ chứ gì?" ông Liang hỏi ngược lại. "Không ai có đầu óc tỉnh táo lại dành hàng chục năm để tham gia cuộc thi gaokao".
Mục tiêu của ông Liang không nhận được nhiều sự ủng hộ từ con trai ông - vốn đã tự thi gaokao vào năm 2011.
"Lúc đầu thằng bé không đồng ý, và bây giờ nó chẳng quan tâm nữa", ông Liang nói.
Khi được hỏi ông sẽ ăn mừng như thế nào sau khi kỳ thi kết thúc, ông cho biết: "Tôi sẽ chơi mạt chược với bạn bè ba ngày ba đêm".