Tuy nhiên, việc Bắc Kinh cảnh cáo các cơ sở giáo dục không được phép gian lận không giúp tình hình trở nên khả quan hơn. “Chính phủ Trung Quốc đã cảnh cáo hành vi gian lận trong nhiều năm nhưng chúng tôi chưa thấy vấn đề này giảm thiểu”, PGS Chen nhận xét.
Đồng tình với PGS Chen, ông James Chin, Giáo sư nghiên cứu châu Á tại Trường Đại học Tasmania, cho rằng, việc cảnh cáo là vô nghĩa, đặc biệt khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế hoàn toàn theo định hướng thị trường.
“Hàng năm, chính quyền trung ương yêu cầu các tổ chức giáo dục công bố kết quả tốt nghiệp, tìm việc làm của sinh viên và sử dụng số liệu này để xếp hạng.
Các trường cũng lấy đó để xây dựng thương hiệu và tuyển sinh. Như vậy, các trường có xếp hạng thấp hơn rất dễ gian lận để nâng cao vị thế của mình”, ông James phân tích.
Để loại bỏ những gian lận không đáng có, PGS.TS Qiang Zha, khoa Giáo dục, Trường Đại học York, gợi ý Chính phủ Trung Quốc nên dỡ bỏ các yêu cầu khắt khe về mặt đầu ra đối với các trường đại học.
Nếu không, ít nhất hãy nới rộng thời gian nộp báo cáo để sinh viên mới tốt nghiệp có thêm thời gian tìm việc làm và không bị áp lực bởi những kết quả vô hình.