Chưa có thông tin cụ thể nào về lịch trình và thời gian chính xác chuyến đi của ông Trạch được công bố.
Israel tuyên chiến với Hamas sau khi các tay súng của lực lượng này vượt qua biên giới để tấn công, khiến khoảng 1.400 người Israel thiệt mạng.
Theo chính quyền Palestine, chiến dịch không kích của Israel vào Dải Gaza đã san phẳng các khu dân cư và giết chết ít nhất 2.750 cư dân ở dải đất hẹp nghèo khó này.
Theo một số chuyên gia, việc Mỹ kêu gọi Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình có thể dựa trên hy vọng rằng sự gần gũi của Trung Quốc với một số bên ở Trung Đông, như Palestine, Iran và Ả-rập Xê-út, có thể hữu ích cho nỗ lực giảm xung đột.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với cuộc xung đột Israel-Hamas có thể yếu hơn nhiều so với vai trò của nước này trong thỏa thuận giữa Ả-rập Xê-út và Iran, theo các nhà quan sát.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc không đạt được tiến bộ nào để giải quyết thế bế tắc kéo dài hàng thập kỷ giữa Israel và Palestine, dù liên tục kêu gọi giải pháp hai nhà nước tại Liên Hợp Quốc.
Bắc Kinh có thiện cảm với người Palestine, nhưng ủng hộ Tổ chức Giải phóng Palestine theo chủ nghĩa dân tộc hơn Hamas.
Trung Quốc không lên án Hamas trong đợt tấn công ngày 7/10. Hôm 15/10, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu rằng Israel đang hành động “ vượt quá quyền tự vệ ”, đồng thời chỉ trích điều ông gọi là “sự trừng phạt tập thể đối với người dân Dải Gaza”.
Một trở ngại lớn cho nỗ lực hoà giải của Bắc Kinh là việc họ thiếu liên lạc trực tiếp với Hamas, nghĩa là Trung Quốc sẽ phải thông qua Iran để gây áp lực lên phong trào Hồi giáo này. Cách này có thể không hiệu quả cao vì dù Iran khen ngợi cuộc tấn công của Hamas, nhưng Cộng hoà Hồi giáo phủ nhận có bất kỳ vai trò nào trong đó.
Theo AP