Qua xét nghiệm máu cho thấy ông Thẩm nhiễm khuẩn Aeromonas veronii - một loại vi khuẩn Gram âm, hình que được tìm thấy trong nước ngọt thuộc chi Aeromonas.
Ở người, Aeromonas veronii có thể gây ra các bệnh từ nhiễm trùng vết mổ, tiêu chảy đến nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Việc tiếp xúc với vi khuẩn ở các vết thương hở có thể gây ra mụn nước, các vết bầm máu, viêm mô tế bào, viêm cân hoại tử hoặc hoại tử cơ và nhiễm trùng huyết. Trong 48 giờ, bệnh sẽ tiến triển nhanh và trường hợp nặng sẽ phải cắt cụt chi hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ suy đoán rất có thể vi khuẩn Aeromonas veronii ký sinh trên tôm hùm đất, sau đó thông qua vết thương của ông Thẩm xâm nhập vào máu và dẫn đến tử vong.
Người dân cần chú ý trong quá trình chế biến thuỷ hải sản
“Nếu vô tình bị gai đâm khi chế biến tôm, mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tuỳ thuộc vào thể trạng của từng người. Đối với những người có sức đề kháng tốt sẽ không dẫn đến tình trạng nguy hiểm.
Tuy nhiên, với những người có sức đề kháng kém, mắc một số bệnh mãn tính hoặc các bệnh tiềm ẩn thì yếu tố nguy cơ sẽ tăng lên rất nhiều” - Bác sĩ Lục Viễn Cường nhắc nhở mọi người nên cẩn trọng khi chế biến tôm cũng như các loại thuỷ hải sản khác, đặc biệt đối với những người có khả năng miễn dịch thấp.
Cùng với đó, trong quá trình chế biến cũng nên đeo găng tay để tránh tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, đồng thời nên sử dụng dao kéo… tránh dùng trực tiếp tay khi chế biến để tránh bị tổn thương.
Nếu vô tình bị gai hoặc những phần sắc nhọn của tôm đâm trúng, hãy chú ý quan sát xem vết thương có dấu hiệu sưng đỏ, mưng mủ… hay không.
Khi vết thương có dấu hiệu sưng tấy trong thời gian ngắn, đồng thời xuất hiện các triệu chứng như ớn lạnh, sốt… cần hết sức cảnh giác và đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể.
Nguồn: The Paper