Trường THPT: Tự kiểm soát chất lượng của mình thế nào?

Dương Cầm | 07/07/2022, 06:23
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tôi và các cộng sự mới kết thúc giai đoạn đầu tiên Nghiên cứu về Năng lực tự chủ của nhà trường sau gần 3 năm thực hiện.

+ Yêu cầu và theo dõi để giáo viên theo đuổi các mục tiêu phát triển chuyên môn và các mục tiêu học tập của học sinh có ý nghĩa, khả thi, có thể đo lường được.

+ Dự giờ không báo trước thường xuyên và đưa ra phản hồi hướng tới mục tiêu và có tính xây dựng đến giáo viên.

+ Đưa ra các nhận định hợp lí khi xếp loại thành tích của giáo viên.

+ Xem xét sự liên kết giữa nhận định về hoạt động thực hành và dữ liệu học tập của học sinh (đã nói ở trên) khi đánh giá hoặc xếp loại giáo viên…

Công nghệ thông tin với phần mềm quản lí và kết nối đã giúp các trường quản lí dễ dàng, để lấy ra những con số thống kê có ý nghĩa hơn là số trung bình. Người ta không nên so sánh một mẫu số liệu này với một mẫu số liệu khác chỉ dựa vào số trung bình, còn cần dựa vào mode, vào độ lệch chuẩn... để hiểu hơn về mẫu số liệu đó, như thế mới có ý nghĩa để đối với chính mẫu đó.

+ Chất lượng không phải là thành tích. Thế nên không thể khoe dựa vào những “điểm cao”. Khoảng cách giữa điểm thấp nhất và cao nhất nói lên điều gì, và so chúng với điểm trung bình? Điểm phổ biến của các học sinh, phân bố chúng trong các lớp...

+ Chất lượng ít nhất là tổng hòa các yếu tố tham gia vào việc học: Giáo viên, chương trình nhà trường, thực học của học sinh, mối quan hệ giữa các bên tham gia vào giáo dục. Chúng ta sẽ nói gì khi trong cuộc phỏng vấn, không ít học sinh nói: Em đến trường chủ yếu để gặp các bạn, còn học để thi ở một chỗ khác. Hoặc, một kết quả thi lại được lấy làm minh chứng cho vô số lớp học thêm, và cả nhà trường?

Tại một số trường học mà tôi được làm việc trực tiếp, tôi đã cố gắng chỉ ra cho họ thấy, sự chênh lệch trong một trường học, một lớp học thật đáng lo hơn là “không có giải thưởng nào”. Thay vì đầu tư rất nhiều cho những giải thưởng, ta có thể làm gì để kéo gần sự chênh lệch của những người học? Rồi cả năng lực người thầy? Cứ người giáo viên giỏi hơn là dành cho học sinh giỏi và ngược lại. Tương tự như vậy là một địa phương. Cần có sự hành động mạnh mẽ, thay đổi chính sách, phương thức khi mà khoảng cách giữa các nhà trường rất rất xa (mà điều đó cứ diễn ra trong nhiều năm, chưa hề thay đổi).

Đó, chỉ là một ý mà tôi muốn chia sẻ. Cũng là một lần nữa nói về những gì chúng ta có thể tự làm cho giáo dục ở chính trường của chúng ta tốt hơn.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/truong-thpt-tu-kiem-soat-chat-luong-cua-minh-the-nao-post599464.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/truong-thpt-tu-kiem-soat-chat-luong-cua-minh-the-nao-post599464.html
Bài liên quan
Trường THPT Sóc Sơn: Sức vươn trên quê hương anh hùng
Sau một chặng đường phát triển, trường THPT Sóc Sơn đã xây dựng được một đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề có năng lực chuyên môn vững vàng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trường THPT: Tự kiểm soát chất lượng của mình thế nào?