Tứ Tượng còn được tìm hiểu khi lập thế trận trong quân sự. Các vị tướng sẽ phân đội quân của mình thành tả đội, hữu đội, tiền đội và hậu đội. Việc ứng dụng Tứ Tượng vào việc chiến đấu từng là chiến lược rất hiệu quả trước đây.
Trong thiên văn học Trung Quốc, Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ lần lượt đại diện cho bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong Nhị thập bát tú, Tứ Tượng tương ứng với bốn cung để phân chia các vì sao. Mỗi cung Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ được hợp từ bảy chòm sao.
- Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương Đông trong Nhị thập bát tú:
Trong đó, sao Giác là tượng hình hai sừng của Rồng, sao Cang là tượng hình cổ, sao Đê là tượng hình móng chân trước, sao Phòng là tượng hình bụng, sao Tâm là tượng hình tim, sao Vĩ là tượng hình đuôi, sao Cơ là tượng hình móng chân sau của Rồng. Bảy chòm sao này thường xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa Xuân.
- Bạch Hổ là cung gồm 7 chòm sao phương Tây trong Nhị thập bát tú, bao gồm:
Trong các chòm sao trên, chỉ có hai chòm sao Chủy và Sâm tạo thành hình Bạch Hổ. Sao Chủy tượng hình đầu hổ và sao Sâm tượng hình bốn chân và thân hổ, các chòm sao này thường xuất hiện giữa trời, tương ứng với mùa thu.
- Chu Tước là cung gồm 7 chòm sao phương Nam trong Nhị thập bát tú, bao gồm:
Trong đó, sao Tỉnh tượng hình mỏ chim, sao Quỷ tượng hình mào chim, sao Liễu tượng hình diều chim, sao Tinh tượng hình cổ chim, sao Trương tượng hình bụng chim, sao Dực tượng hình cánh chim và sao Chẩn tượng hình đuôi chim. 7 chòm sao này tương ứng với mùa Hạ.
Tuy nhiên, ba sao Liễu, Tinh và Trương là có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước, thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời, tạo thành một đường thẳng.
- Huyền Vũ gồm 7 chòm sao phương Bắc là:
Trong đó, sao Ngưu là đầu rùa, sao Nữ, sao Hư, sao Nguy là mai rùa, sao Bích là đuôi rùa, sao Thất và sao Đẩu là mình rắn. 7 chòm sao này tương ứng với mùa Đông.
Theo truyền thống Trung Hoa, phương hướng được xác định theo cơ sở đặt phía Nam ở trên, khác với quan điểm hiện đại là đặt phía Bắc ở trên, vì vậy, khi mô tả vị trị Tứ Tượng cũng có thể nói Thanh Long ở bên trái (phía Đông), Bạch Hổ ở bên phải (phía Tây), Chu Tước ở phía trước (phía Nam), và Huyền Vũ ở phía sau (phía Bắc)
Việc quan sát Tứ Tượng cùng sự vận hành của các tinh tú trong hệ thống Nhị thập bát tú có thể sử dụng để lựa chọn ngày tốt, ngày xấu, xác định thời gian, mùa vụ phục vụ cho canh tác nông nghiệp, dự báo những biến động thời tiết hay biến động của cuộc sống xã hội, kinh tế, chính trị thời cổ đại.
Trong Kinh Dịch, Tứ Linh có liên quan chặt chẽ với thuyết Âm Dương, tương ứng với Thiếu Dương, Thiếu Âm, Thái Dương và Thái Âm.
Tứ Linh | Tứ Tượng | Quái |
Thanh Long | Thiếu Dương | ⚎ |
Chu Tước | Thái Dương | ⚌ |
Bạch Hổ | Thiếu Âm | ⚍ |
Huyền Vũ | Thái Âm | ⚏ |
Hữu Cực thị Thái Cực,
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi,
Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái,
Bát Bát Lục Thập Tứ Quái.
Thực chất, đây là một khái niệm rộng của triết học và học thuyết âm dương để giải thích sự hình thành và các quy luật của vũ trụ.
Tương truyền, từ lúc khai thiên lập địa vũ trụ chỉ là một khoảng không gian hỗn độn, mờ mịt. Trong ấy có 1 Lý, Lý ấy gọi là Thái Cực. Thái Cực vô hình xuất hiện 2 khí Âm Dương gọi là Lưỡng Nghi. Chúng luôn bảo trì cân đối và không thể tách rời nhau.
Lưỡng Nghi lại sinh ra Tứ Tượng. Tứ Tượng bao gồm 2 phần là Thái Dương và Thiếu Dương, Thái Âm và Thiếu Âm. Trong đó, Âm là đen, Dương là trắng. Phần đen lớn là Thái Âm, phần đen nhỏ là Thiếu Âm, tương tự phần trắng lớn Thái Dương và phần trắng nhỏ là Thiếu Dương.
Trong phần màu đen lớn có phần trắng nhỏ, trong phần màu trắng lớn có phần màu đen nhỏ, tượng trưng cho quan niệm “Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm”. Hay nói, Âm và Dương cùng tồn tại, vừa đối lập vừa nương tựa lẫn nhau.
Cuối cùng, Tứ Tượng sinh ra Bát Quái và Bát Quái biến hóa ra vô cùng.
Tứ Linh tương ứng với bốn nguyên tố trong thuyết Ngũ hành. Thuyết này có bổ sung thêm một thần thú là Hoàng Long. Cụ thể như sau:
Thần thú | Phương vị | Mùa | Màu sắc | Ngũ hành |
Thanh Long | Đông | Xuân | Xanh | Mộc |
Chu Tước | Nam | Hạ | Đỏ | Hỏa |
Bạch Hổ | Tây | Thu | Trắng | Kim |
Huyền Vũ | Bắc | Đông | Đen | Thủy |
Hoàng Long | Chính giữa | Vàng | Thổ |
Trong phong thủy Loan Đầu nói riêng và phong thủy nói chung, người ta sử dụng khái niệm Tứ Tượng (hay Tứ Linh) để nói lên chuẩn mực về địa thế xung quanh một căn nhà. Đó là: "Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ". Chỉ khi hội đủ cả 4 yếu tố này thì một mảnh đất mới coi là có địa thế đẹp.
Ngày nay, người ta thường mua những bức tượng Tứ Linh về bày trong không gian sống với ý nghĩa mang lại vận khí tốt lành cho gia chủ. Tuy nhiên, cần dựa vào ý nghĩ của từng linh vật mà có sự sắp đặt cho phù hợp. Hãy lưu ý những vấn đề dưới đây:
Xem các bài viết khác: