Muốn con có tương lai xán lạn, cha mẹ cũng cần thay đổi chính mình.
Giáo dục trẻ nên người quả thực là một thử thách. Nuôi con một cách khoa học không phải là thứ chỉ cần cha mẹ chú ý cẩn thận là dễ dàng có được. Đôi khi, chính những hành động trong vô thức của chúng tại lại trở thành nhân tố làm tổn thương con cái.
Hôm nay, hãy cùng điểm qua một số sai lầm vô ý gây hại đến trẻ nhé.
- Câu nói kinh điển: "Hỏi bố/mẹ con đi"/ "Lớn lên con sẽ biết".
- Chỉ số nguy hiểm: ★
Cha mẹ thường xuyên nói "không biết", đùn đẩy trách nhiệm, trả lời chiếu lệ có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ham muốn tìm hiểu và tính tò mò của trẻ, khiến trẻ nhanh chóng mất hứng thú với những điều mới mẻ và không muốn học hỏi nữa.
Điều đáng sợ hơn là, đứa trẻ nào cũng có tâm lý tò mò, nếu bạn không biết cách giáo dục trẻ, không giao tiếp với trẻ, trẻ có thể sẽ tự mình tìm hiểu, tìm kiếm câu trả lời trên Internet – nơi mà các luồng thông tin chưa được sàng lọc, nếu chẳng may trẻ tiếp thu phải thông tin sai lệch, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
- Câu nói kinh điển: "Đừng làm phiền, chờ bố/mẹ xem xong đã"
- Chỉ số nguy hiểm: ★
Việc dán mắt vào điện thoại, máy tính hay thậm chí là TV cả ngày không cản trở giao tiếp giữa cha mẹ và con cái mà còn ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của trẻ, khiến trẻ cũng nghiện tivi, điện thoại, máy tính, nặng hơn thì dẫn đến chứng tự kỷ.
- Câu nói kinh điển: "Con ngủ thì bố/mẹ cũng ngủ"
- Chỉ số nguy hiểm: ★★
Để tránh những rắc rối trong việc giáo dục, một số cha mẹ sẽ dùng những lời nói dối (mà cha mẹ nghĩ rằng rất vô hại) để lừa gạt trẻ. Thế nhưng, một khi trẻ phát hiện ra cha mẹ nói dối mình, dần dà trẻ sẽ mất niềm tin vào cha mẹ, từ những gì trẻ nghe thấy và nhìn thấy, trẻ cũng sẽ học được cách nói dối.
- Câu nói kinh điển: "Lần sau bố/mẹ sẽ đưa con đi"
- Chỉ số nguy hiểm: ★★
Nếu bạn, với tư cách là cha mẹ, không thể giữ lời hứa thì tại sao bạn lại yêu cầu con mình giữ lời hứa và hành động theo quy tắc? Nếu cha mẹ thích bào chữa cho những hành vi không đáng tin cậy của mình thì khi trẻ mắc lỗi, chúng cũng sẽ mặc kệ, không xin lỗi hay tự kiểm điểm mà sẽ tìm cách bịa ra 1001 lý do để biện minh cho mình.
- Câu nói kinh điển: "Nhìn con nhà người ta xem"
- Chỉ số nguy hiểm: ★★★
Đối với những bậc cha mẹ kiểu này, con cái chỉ là công cụ để họ đánh bóng tên tuổi, làm đẹp cho mặt mũi mình và những cảm xúc nội tâm thực sự của con cái thường bị họ bỏ qua. Họ không biết rằng nếu phải thường xuyên nghe cha mẹ khen ngợi những đứa trẻ khác, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý ghen tị tiêu cực với bạn bè cùng trang lứa, bé gái sẽ trở nên ham hư vinh, hay khóc nhè còn bé trai sẽ trở nên bướng bỉnh, nổi loạn.
- Câu nói kinh điển: "Không/Không được/Không thể, quá nguy hiểm!"
- Chỉ số nguy hiểm: ★★★
Đi học mẫu giáo lo lắng trẻ bị bạo hành, đi chơi lo lắng trẻ bị bắt cóc, đi ra ngoài lo lắng trẻ học thói xấu... Một số cha mẹ chỉ muốn kè kè bên cạnh con mình 24/7 để bảo vệ chúng. Thế nhưng những đứa trẻ sống dưới sự che chở của cha mẹ sẽ không thể trưởng thành cũng như khó có thể có được tương lai xán lạn.
- Câu nói kinh điển: "Ngày xưa tôi mù rồi nên mới lấy anh/cô!"
- Chỉ số nguy hiểm: ★★★★
Cha mẹ thường xuyên trách móc, buộc tội nhau trước mặt con cái, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lối sống của con cái. Ở trong môi trường như vậy lâu dài khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, không có dũng khí đối mặt với vấn đề, không có tinh thần trách nhiệm, không hòa nhập được với đời sống tập thể.
- Câu nói kinh điển: "Nó thế này thế kia… còn bắt tôi giữ bí mật nữa chứ"
- Chỉ số nguy hiểm: ★★★★
Cha mẹ tiết lộ những bí mật nhỏ mà trẻ chỉ muốn chia sẻ với cha mẹ, chẳng hạn như tè dầm, không dám ngủ một mình, cứ nghe thấy tiếng sấm là ôm chặt lấy mẹ… cho người khác sẽ làm mất đi niềm tin cơ bản của trẻ vào cha mẹ. Trẻ lớn lên trong môi trường như vậy sẽ khó xây dựng mối quan hệ thân thiết với bất kì ai và thiếu đi sự tin tưởng cơ bản nhất vào mọi người.
- Câu nói kinh điển: "Hôm nay tao phải đánh mày!"
- Chỉ số nguy hiểm: ★★★★★
Hành vi bạo lực của cha mẹ sẽ khiến trẻ bối rối, tính cách theo đó mà phát triển lệch lạc. Trẻ càng nhỏ thì khả năng hiểu biết càng hạn chế, chúng không thể hiểu vì sao cha mẹ lại tức giận. Một số bậc cha mẹ thường "giận cá chém thớt", coi trẻ là bình phong để xả giận dù biết rõ trẻ không phải nguồn cơn khiến mình tức giận. Lâu dần, trẻ bị thiếu cảm giác an toàn một cách nghiêm trọng, lớn lên sẽ tự ti và có thể cũng sẽ mang bao lực đến với gia đình tương lai của chúng.
Nguồn: MT