Học sinh làm việc nhóm trong giờ học. |
Cô giáo Trần Thị Tuyết Trang, giáo viên Trường tiểu học bạch Đằng cho rằng, học sinh đã sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy hiệu quả, khoa học, sáng tạo. Các em vận dụng tốt kiến thức chủ đề ánh sáng tạo ra sản phẩm. Các em có khả năng thuyết trình, tương tác tốt. Tiết học cho thầy giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin rất hiệu quả.
Chia sẻ quan điểm của mình, cô Lại Thị Hà, Trường Tiểu học Quán Toan cho hay, tiết dạy của thầy giáo Bình bám sát mục tiêu giáo dục. Sản phẩm học sinh làm ra đẹp có tính ứng dụng cao, học sinh được phát triển năng lực tư duy, ươm mầm sáng tạo khoa học.
Nhiều giáo viên cho rằng: Chuyên đề do thầy Bình lên lớp mang lại thành công khi tạo sự hứng khởi, sân chơi trí tuệ cho học trò. |
Trong phát biểu đề dẫn chuyên đề, cô Đỗ Thị Cẩm Ly, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Huệ chia sẻ: STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng, trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.
Để học sinh tổng hợp đầy đủ và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy chính là một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này tạo ra sự liên kết về mặt hình ảnh giữa các kiến thức mà một người cần tìm hiểu từ đó giúp não bộ tiếp thu và ghi nhớ được dễ dàng hơn.
Sơ đồ tư duy là phương thức phù hợp để khuyến khích học sinh liệt kê các suy nghĩ và ý tưởng của mình. So với các phương pháp ghi chép truyền thống, phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy có rất nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như: Tăng sự hứng thú trong học tập; phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh; tiết kiệm thời gian; nhìn thấy được bức tranh tổng thể; ghi nhớ tốt hơn; tận dụng sự hỗ trợ của phần mềm.
Sơ đồ tư duy cũng có thể được áp dụng để tạo, hình dung, sắp xếp, ghi chú, giải quyết vấn đề, ra quyết định, sửa đổi và làm rõ một chủ đề. Sơ đồ tư duy có thể được sử dụng cho các dạng bài tập và đặc biệt là trong giai đoạn lên ý tưởng. Chính vì vậy, phương pháp sơ đồ tư duy có hiệu quả lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và giáo dục STEM trong nhà trường nói riêng, cô Đỗ Thị Cẩm Ly chia sẻ.