Ước mong trước thềm năm mới

Ngô Chuyên | 27/01/2023, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thầy cô và các bạn học sinh, sinh viên ước mong gì trước thêm năm mới?

Theo nhận thức của Phan Xuân Hành, nghề Y ngoài kiến thức, chuyên môn giỏi, y bác sĩ phải có sự đồng cảm, ân cần, tận tụy… để hiểu và chia sẻ những đau đớn, khó khăn của người bệnh. 6 năm học đại học, Hành dự định sẽ tham gia các CLB tình nguyện ở trường để thuận lợi cho việc tham gia các chuyến đi thực tế khám, chữa bệnh cho học sinh vùng cao, hỗ trợ tư vấn bệnh nhân nghèo...

Ước mong trước thềm năm mới ảnh 1

Cô Nguyễn Thị Cẩm Tú, giáo viên dạy môn Lịch sử Trường THCS & THPT DTNT Hà Tĩnh (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) cùng học trò. Ảnh: NVCC

Tăng cường điều kiện học tập, sinh hoạt

Trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Yên (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) có 340 học sinh dân tộc Mông, Thái, Dao, Mường, hoàn cảnh khó khăn, sống xa gia đình từ khi 10 tuổi. Sân trường, lớp học, thư viện, ký túc xá… trở thành nơi gắn bó, quen thuộc hàng ngày của các em.

Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, giáo viên Ngữ văn Trường PTDT NT THCS & THPT Bắc Yên nhiều năm gắn bó, thấu hiểu vất vả của học trò nên luôn mong muốn nhà trường sẽ được đầu tư thêm cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, nhà vệ sinh… giúp học trò cải thiện điều kiện học tập, sinh hoạt ở trường lớp. Mặt khác, cô Ngọc cũng hi vọng “mở rộng đối tượng học sinh nội trú thuộc gia đình cận nghèo, hộ nghèo, trẻ mồ côi ở một số địa bàn không thuộc vùng khó sẽ giúp các em có điểm tựa an tâm đến trường theo đuổi ước mơ học tập…”, cô Ngọc nói.

17 năm gắn bó với nghề, cô Nguyễn Thị Cẩm Tú, giáo viên môn Lịch sử, Trường THCS & THPT DTNT Hà Tĩnh (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) chia sẻ mong muốn: “Các tỉnh, địa phương nên có cơ chế tuyển dụng riêng đối với học sinh dân tộc sau khi học xong đại học, cao đẳng trở về quê hương làm việc. Đối với em tốt nghiệp THPT không thể học tiếp có thể mở lớp dạy nghề để tạo động lực, mục tiêu phấn đấu khi đang ngồi trên ghế nhà trường…”.

Cô Hoàng Thị Trà Hương, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT DTNT N’Trang Lơng (TP Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk) dù mới 6 năm gắn bó với trường nội trú nhưng từ hành trình nghề nghiệp, cô Hương đã nhận ra một số bất cập với học trò. Từ đó, cô Hương mong muốn chế độ phụ cấp cho học sinh dân tộc nội trú được tăng lên để chất lượng các bữa ăn bán trú cải thiện về chất. Bên cạnh đó, Chương trình GDPT 2018 đã triển khai ở bậc THPT, cô Hương hi vọng các trường được quan tâm, đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, đầy đủ… giúp việc giảng dạy thêm hiệu quả, chất lượng giáo dục dân tộc nâng cao, đạt yêu cầu của Chương trình GDPT mới và ngành Giáo dục đặt ra.

“Học sinh nội trú sống xa gia đình phải tự lập trên mọi mặt. Nhiều em còn nhỏ đã phải hoà nhập trong môi trường đa văn hoá, cuộc sống tập thể. Bước sang năm mới, mong các em sẽ bản lĩnh hơn nữa, vượt qua khó khăn để theo đuổi ước mơ của mình...”, cô Hoàng Thị Trà Hương, Trường THPT DTNT N’Trang Lơng (TP Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/uoc-mong-truoc-them-nam-moi-post623629.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/uoc-mong-truoc-them-nam-moi-post623629.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ước mong trước thềm năm mới