Uống giảm đau thế nào để không bị đưa đến phòng cấp cứu?

Vân Vân | 22/09/2023, 20:54
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nếu phải uống thuốc giảm đau, hãy hạn chế uống rượu, bia bởi đồ uống có cồn có thể làm trầm trọng thêm tác dụng phụ của thuốc giảm đau và cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Trong tủ thuốc của nhiều gia đình người Việt thường dự trữ một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như thuốc giảm đau kháng viêm steroid (NSAID) và pracetamon (Acetaminophen).

Khi thành viên nào đó trong gia đình bị đau đầu, đau rang, đau xương khớp… thì những viên thuốc này lập tức được sử dụng để giúp người dùng thoát khỏi cảm giác khó chịu.

Một số người khi dùng liều thuốc đầu tiên không thấy hiệu quả liền uống thêm một liều nữa sau một vài tiếng với suy nghĩ “một liều đã tốt rồi thì 2 liều có lẽ sẽ tốt hơn”. Suy nghĩ này tiềm ẩn vô số nguy hiểm và rất có thể dẫn tới việc phải nhập viện cấp cứu.

thuoc-giam-dau.png
Sử dụng thuốc giảm đau nếu không hợp lý sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Internet

Dù có loại thuốc giảm đau không cần kê đơn nhưng khi bạn đã lựa chọn uống vào cơ thể thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Thực tế, việc sử dụng thuốc giảm đau được xem là con dao 2 lưỡi, nếu không sử dụng hợp lý sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Đối với các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn, dù được đánh giá là khá an toàn nhưng không đồng nghĩa với việc chúng không gây ra các tác dụng phụ và không cần thận trọng trong khi sử dụng. Đã có những trường hợp bị ngộ độc paracetamol do dùng không đúng, dẫn đến suy gan cấp, đe dọa tính mạng.

Theo các chuyên gia y tế, việc tự uống thuốc giảm đau vô tội vạ trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Dùng thuốc giảm đau (đặc biệt là paracetamol) có nguy cơ gây tổn thương gan. Proxides được hình thành do chuyển hóa paracetamol trong cơ thể có thể gây độc cho gan. Paracetamol nên được dùng vừa phải.

Thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin và naproxen gây kích ứng và làm tổn thương viêm mạc dạ dày. Điều này có thể dẫn đến loét và chảy máu từ các vết loét đã có trước đó.

Uống thuốc giảm đau khi đói cũng gây kích ứng dạ dày, có thể dẫn đến nôn mửa do tang tiết axit. Nếu bị trào ngược axit hoặc ợ chua, bạn nên dùng thuốc giảm đau một cách thận trọng.

Những người bị tiểu đường, bệnh thận, cao huyết áp có thể bị tổn thương thận và suy thận sau khi dùng thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen.

Phụ nữ có thai sử dụng thuốc giảm đau (như NSAID) trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ dễ bị sảy thai hơn. Một nghiên cứu cho thấy, thuốc giảm đau ảnh hưởng đến các hoóc môn kích thích chuyển dạ trong thai kỳ.

thuoc-giam-dau-1.jpg
Việc sử dụng thuốc giảm đau không được khuyến khích. Ảnh: Internet

Thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, naproxen có thể làm loãng máu. Tác dụng này của aspirin có lợi cho những người gặp vấn đề về đông máu và bệnh tim. Tuy nhiên những người đang dùng thuốc làm loãng máu, bao gồm coumadin… nên tránh dùng tất cả các loại thuốc giảm đau NSAID vì chúng có thể gây loãng máu và nguy cơ chảy máu quá nhiều.

Nhìn chung, uống thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tạm thời. Bạn phải điều trị để chữa khỏi dứt điểm căn bệnh gây đau của mình. Việc sử dụng thuốc giảm đau không được khuyến khích, đặc biệt nếu bạn hoặc thành viên trong gia đình bạn có tiền sử lạm dụng chất kích thích vì có nhiều nguy cơ dẫn đến phụ thuộc vào thuốc.

Nếu phải uống thuốc giảm đau, hãy hạn chế uống rượu, bia bởi đồ uống có cồn có thể làm trầm trọng thêm tác dụng phụ của thuốc giảm đau và cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Không được tự ý nhai, bẻ hay nghiền viên thuốc; không tự ý thay đổi liều sử dụng, mua thêm thuốc hay ngưng thuốc đột ngột.

Bạn cũng nên chủ động kiểm tra thành phần hoạt chất trên bao bì thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng để tránh uống nhiều chế phẩm có cùng hoạt chất, có thể gây quá liều.

Các thông tin khác trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc mà bạn cũng cần lưu ý là: Chống chỉ định, liều dùng tối đa, tác dụng phụ có thể xảy ra, thời điểm dùng thuốc phù hợp. Khi sử dụng thuốc giảm đau, nếu có bất thường xảy ra, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Bài liên quan
Sinh viên bào chế thuốc giảm đau từ lá đắng
Nhóm sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai) bào chế thuốc từ lá đắng giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Uống giảm đau thế nào để không bị đưa đến phòng cấp cứu?