Vì sao Nga không tấn công ào ạt như Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến 2?

Nguyễn Ngọc | 07/12/2023, 11:26
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Có những vấn đề mà Quân đội Nga phải đối mặt, khiến họ không thể chuyển sang tấn công chiến lược quy mô lớn như Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến 2.

Vì sao Nga không tấn công ào ạt như Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến 2? - Ảnh 3.

Hoạt động phản pháo là một khó khăn đối với lực lượng lục quân Nga

Theo chuyên gia Vladislav Shurygin, Quân đội Nga cần các hệ thống pháo binh và thiết bị trinh sát pháo binh tầm xa, có độ chính xác cao hơn gấp nhiều lần nhưng không đủ nên chỉ có thể bù đắp cho sự thiếu thốn này bằng số lượng quân tấn công và theo đó là những tổn nghiêm trọng về quân số.

Thói quan liêu và thủ tục hành chính gây hại cho hoạt động cung cấp

Sẽ không đầy đủ nếu chúng ta không nói về những vấn đề chủ quan như một số quan chức che đậy các khiếm khuyết, giấu giếm các thất bại, hoặc báo cáo thổi phồng những chiến tích không tồn tại trên thực tế, nhưng trở ngại lớn nhất của Quân đội Nga là thói quan liêu, thủ tục hành chính và những yếu kém trong hệ thống cung cấp.

Vấn đề về nguồn cung cấp đạn dược gần đây đã giảm bớt nhưng vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Vẫn có thông tin về việc lính pháo binh không nhận được đủ cơ số đạn dược được xác định theo tiêu chuẩn cho các hoạt động tấn công.

Vì vậy, nhiều ổ đề kháng của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở tiền tuyến vẫn chưa bị hỏa lực tiêu diệt hoàn toàn, khiến binh sĩ Nga phải xông vào giải quyết, dẫn tới những tổn thất không đáng có.

Vấn đề về máy bay không người lái (UAV) cũng chưa được giải quyết triệt để nếu xét về mặt tổ chức, bởi khi đã tới được các đơn vị chiến đấu, máy bay không người lái sẽ trở thành vũ khí đáng gờm, nhưng trên thực tế, không có đơn vị nào trong quân đội cho biết là họ nhận đủ yêu cầu về UAV.

Vì sao Nga không tấn công ào ạt như Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến 2? - Ảnh 4.

Nguồn cung UAV chủ yếu của Quân đội Nga là từ các tình nguyện viên

Hiện nay, hầu hết công ty vũ khí Nga đều có UAV chiến thuật nhưng trớ trêu là phần lớn những máy bay không người lái cỡ nhỏ này thường do các tình nguyện viên cung cấp.

Theo các chuyên gia, tệ nạn quan liêu và thủ tục hành chính trong quân đội vẫn đang còn nhức nhối, đến mức cực kỳ vô lý.

Thói quan liêu cực kỳ có hại cho quân đội Nga, khi một số người không nhận ra rằng, máy bay trực thăng, máy bay không người lái cũng chỉ là một loại vũ khí có mức tiêu hao giống như tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) hoặc đạn pháo thông thường.

Các nhà quan sát Nga cho rằng ví dụ như các nhà máy công nghiệp quốc phòng đang liên tục gửi trực thăng cho quân đội, nhưng chúng chỉ chất đống trong các nhà kho, bởi vì việc cấp phát hoặc loại biên, xóa sổ vũ khí là một thủ tục quan liêu lằng nhằng, thậm chí nói không ngoa là quân khí pháo binh phải viết giấy xóa từng quả đạn bắn ra...

Trong phần lớn thời gian của cuộc chiến, Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) có nhiều UAV trinh sát chiến thuật hơn và chúng hoạt động hiệu quả hơn cả về mặt quang học và trên không, cho phép AFU kiểm soát chiến tuyến ở độ sâu lớn hơn nhiều so với Lực lượng vũ trang Nga.

Ngoài ra, vấn đề về thiết bị tác chiến điện tử, vốn rất quan trọng đối với bất kỳ loại hoạt động tác chiến nào, vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Vì sao Nga không tấn công ào ạt như Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến 2? - Ảnh 5.

Lực lượng Vũ trang Ukraine chiếm ưu thế về UAV ở đầu cuộc xung đột

Ở đây, cũng như với UAV, không có thuật toán ứng dụng duy nhất, cũng như không có cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm điều phối hoạt động cho các bộ phận cấu thành của lực lượng này. Vì vậy, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga có lúc đã tác động đến chính các UAV của mình.

Lời kết:

Với những yếu kém và hạn chế như vậy, tất nhiên, quân đội Nga vẫn có thể mở những đợt tấn công lớn vào chiến tuyến của Ukraine ngay bây giờ, giống như Hồng quân Liên Xô đã làm trong Thế chiến Thứ hai, nhưng tổn thất sẽ rất lớn.

Chuyên gia Vladislav Shurygin đặt câu hỏi: Liệu chúng ta đã sẵn sàng cho những tổn thất ở cấp độ này ở thời điểm hiện nay hay chưa? Liệu chúng ta có sẵn sàng kết thúc chiến tranh bằng cách tuyển thêm một triệu quân và khiến 200 nghìn người thiệt mạng trong cuộc xung đột với Ukraine hay không?

Vì vậy, để giành được thắng lợi với ít xương máu nhất, Nga cần phải nghiên cứu, tái tổ chức biên chế, cơ cấu lực lượng; điều chỉnh lại hệ thống nguyên tắc, chiến thuật tác chiến; thiết lập một hệ thống cơ cấu chế tạo, sản xuất vũ khí lưỡng dụng được quản lý thống nhất và một cơ chế quản lý, điều phối cung ứng vũ khí trang bị nhanh chóng, hiệu quả.

Theo Giáo dục & Thời đại
https://giaoducthoidai.vn/vi-sao-nga-khong-tan-cong-ao-at-nhu-hong-quan-lien-xo-trong-the-chien-2-post663753.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/vi-sao-nga-khong-tan-cong-ao-at-nhu-hong-quan-lien-xo-trong-the-chien-2-post663753.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Nga không tấn công ào ạt như Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến 2?