3. Để con học hỏi từ chính thất bại của chính mình
Có một câu nói mà trẻ em Do Thái luôn được cha mẹ động viên rằng: "Hãy luôn tiến về phía trước nhé!". Chính vì vậy mà trẻ luôn tự phát triển, làm mọi việc, tự học về sự chiến thắng, tự tin hay thất bại từ khi còn nhỏ.
Họ cho phép con mình mạo hiểm bước khỏi vùng an toàn, khám phá thế giới, giải quyết vấn đề phát sinh và giành lấy thành công. Cha mẹ người Do Thái sẽ không làm giúp nhưng cũng không mặc kệ trẻ, họ luôn theo dõi và kịp thời động viên, khuyến khích để trẻ kiên trì theo đuổi mục tiêu.
3. Khích lệ con bằng sự tin cậy
Khích lệ trẻ là điều có ý nghĩa vô cùng lớn để con cảm nhận thấy vai trò của mình trong gia đình hay xã hội. Tuy nhiên cha mẹ người Do Thái không khích lệ con bằng những cách thông thường như tặng quà, thưởng kẹo, hay đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ.
Trong các gia đình Do Thái, trẻ được khích lệ bằng sự tin cậy, điều đó giúp trẻ hiểu rằng con đang làm tốt mọi việc và cần phát huy.
Việc cha mẹ tin tưởng giao việc cho trẻ tự làm đó cũng là một cách để trẻ cảm nhận được vai trò quan trọng của mình trong gia đình và xã hội.
4. Vạn sự khởi đầu nan, mọi nỗ lực của con đều được ghi nhận xứng đáng
Khi nói đến cách dạy con của người Do Thái, họ có câu nói rất nổi tiếng: "Kol haschalot kashot", có nghĩa là "Vạn sự khởi đầu nan", không có gì mới bắt đầu làm mà suôn sẻ cả.
Cha mẹ người Do Thái thừa nhận và trân trọng mọi nỗ lực của trẻ, khuyến khích con tự lập và nỗ lực. Bất kỳ sở thích mới nào của con cũng được cha mẹ ủng hộ, dù ý tưởng có điên rồ và thất bại.
5. Cha mẹ là "sếp", con không phải "trung tâm của vũ trụ"
Trong chính gia đình, trẻ sẽ được dạy tôn trọng cha mẹ từ khi còn nhỏ. Ở đó, cha mẹ là "sếp", còn con sẽ không phải là trung tâm mọi sự chú ý. Muốn làm gì, con phải tự cố gắng đạt được điều đó.