Theo chuyên gia Kofman, mức độ hiệu quả của tên lửa Storm Shadow mà Ukraine sử dụng rõ ràng kém xa so với những gì pháo phản lực HIMARS từng tạo ra trong suốt nhiều tháng mùa hè năm 2022.
Ngoài ra, các máy bay Ukraine không dễ phóng tên lửa khi Nga bố trí dày đặc các hệ thống phòng không. Các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa của Nga có thể phát hiện chiến đấu cơ Ukraine trước khi các máy bay này phóng tên lửa Storm Shadow.
Nga là quốc gia sở hữu công nghệ radar và hệ thống tác chiến điện tử hàng đầu thế giới, trong đó có các hệ thống radar có năng lực chống tên lửa tàng hình như Storm Shadow.
Chiến đấu cơ Tornado của Anh mang theo 4 quả tên lửa Storm Shadow.
Radar Niobium hay con gọi là "máy quét bầu trời", được Nga sử dụng trong xung đột ở Ukraine, có bán kính hoạt động lên tới 500km. Radar Niobium đã nhiều lần giúp các lực lượng Nga kịp thời phản ứng, đẩy lùi các cuộc tập kích trên không của Ukraine
Ngoài ra, các hệ thống phòng không Nga cũng được cho là đã từng ngăn chặn tên lửa Storm Shadow ở chiến trường Syria vào năm 2018nên Nga không hề bị động khi đối phó mẫu tên lửa này ở Ukraine.
Chuyên gia quân sự Mỹ Michael Peck nhận định, Nga dường như đã thay đổi cách triển khai mạng lưới hậu cần, kho vũ khí để giảm sự tổn thương trước các đòn tấn công của đối phương, đặc biệt là từ tên lửa Storm Shadow.
Kết quả là Ukraine thời gian gần đây chủ yếu sử dụng tên lửa hành trình do Anh cung cấp để tấn công cơ sở hạ tầng cố định như cầu đường. Tuy nhiên, cuộc tập kích nhằm vào cầu đường sắt Chonghar hôm 29/7 cho thấy gần như toàn bộ tên lửa Storm Shadow đã bị Nga đánh chặn.