Vì sao tuyển Pháp chưa gọi cầu thủ thứ 26 cho World Cup?

11/11/2022, 11:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

HLV Didier Deschamps có lý do để mới gọi 25 người và chừa lại một suất trong danh sách cầu thủ chính thức tham dự World Cup 2022 của ĐT Pháp.

Hiện tại, nhiều cầu thủ trẻ của Pháp thi đấu rất tốt nên HLV Deschamps gặp "cơn đau đầu dễ chịu". Do vậy, ông Deschamps sẽ cần thêm thời gian nhằm chọn ra cầu thủ cuối cùng trong danh sách chính thức.

Hai tiền vệ trụ cột của ĐT Pháp là Paul Pogba và N'Golo Kante không thể góp mặt tại Qatar do chấn thương. Những cầu thủ đáng chú ý khác cũng không có tên trong danh sách của HLV Deschamps là Anthony Martial (MU), Ferland Mendy (Real Madrid), Lucas Digne (Aston Villa), Wesley Fofana (Chelsea), Tanguy Ndombele (Napoli) và Boubacar Kamara (Aston Villa)…

Tờ Le Proges cũng cho biết, HLV Deschamps vẫn có thể thay đổi danh sách chính thức trong khoảng thời gian tính từ hạn chót mà FIFA đưa ra cho tới trước lúc ĐT Pháp đá trận đầu tiên tại VCK World Cup 2022. Trong trường hợp một cầu thủ của ĐT Pháp trong danh sách chính thức bị chấn thương, ông Deschamps có thể gọi cầu thủ khác để thay thế. Điều đặc biệt là cầu thủ thay thế không nhất thiết có tên trong danh sách sơ bộ 55 người trước đó.

Tóm lại, với nhiệm vụ bảo vệ chức vô địch World Cup, HLV Didier Deschamps buộc phải có những tính toán cẩn thận trước khi ĐT Pháp bước vào giải đấu tại Qatar.

Những pha bỏ lỡ khó tin trong lịch sử World Cup Hai cú dứt điểm của Vieri (Italy, 2002) và Aiyegbeni (Nigeria, 2010) trước khung thành tuyển Hàn Quốc xuất hiện trong video tổng hợp những pha bỏ lỡ khó tin nhất lịch sử World Cup.
Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/vi-sao-tuyen-phap-chua-goi-cau-thu-thu-26-cho-world-cup-post1374103.html
Copy Link
https://zingnews.vn/vi-sao-tuyen-phap-chua-goi-cau-thu-thu-26-cho-world-cup-post1374103.html
Bài liên quan
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, Hiến pháp không chỉ là văn bản quy phạm pháp luật tối thượng, mà còn là tuyên ngôn chính trị thể hiện sâu sắc bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và quyền làm chủ của Nhân dân. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, được Quốc hội thông qua vào ngày 16/6/2025, không chỉ mang tính kỹ thuật lập pháp, mà còn là kết tinh của lý luận chính trị - pháp lý hiện đại và thực tiễn quản trị quốc gia sâu sắc.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao tuyển Pháp chưa gọi cầu thủ thứ 26 cho World Cup?