Tích lũy hoặc lợi nhuận (nếu có) không quá 10% tổng chi phí cấu thành giá và các nghĩa vụ tài chính (các khoản phí, lệ phí, thuế, thuế sử dụng đất/chi phí thuê đất…).
Thông tư cũng yêu cầu cơ sở y tế bảo đảm các chuyên gia, thầy thuốc giỏi của đơn vị dành một tỉ lệ thời gian nhất định (tối thiểu 70%) để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh có thẻ BHYT, người không có thẻ BHYT nhưng không sử dụng dịch vụ theo yêu cầu và hỗ trợ tuyến dưới... Mỗi bác sĩ, chuyên gia khám, tư vấn tối đa không quá 45 người/ngày làm việc 8 giờ.
Các yếu tố cấu thành giá viện phí. Ảnh chụp màn hình
Thông tư dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2024. Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giá viện phí hiện hành mới tính chi phí trực tiếp và tiền lương, chưa tính đúng tính đủ. Trước đó, đầu tháng 7, Bộ Y tế đã đề xuất điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo thay đổi của mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng (từ 1-7) nhưng chưa được điều chỉnh.
Vừa qua, Bộ Y tế đã giao hơn 20 bệnh viện xây dựng định mức kỹ thuật, trong đó Bệnh viện Bạch Mai được giao làm đầu mối xây dựng hơn 3.000 dịch vụ kỹ thuật, Bệnh viện Việt Đức với hơn 2.000 dịch vụ. Đây sẽ là cơ sở để điều chỉnh giá các dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ trong thời gian tới.
Với việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính theo lương cơ sở mới, tính đủ khấu hao trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất... dự kiến giá nhiều dịch vụ y tế sẽ cao gấp 2-3 lần giá hiện tại.