Việt Nam có hơn 26000 ca mắc mới ung thư phổi mỗi năm

PV | 14/12/2022, 16:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong cao thứ hai tại nước ta.

Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (Global), đối với ung thư phổi hiện nay, bệnh nhân châu Á chiếm khoảng 60% tổng số ca ung thư phổi trên toàn thế giới, trong đó riêng Việt Nam dự đoán có hơn 26.200 trường hợp được chẩn đoán mắc mới mỗi năm và gần 23,800 ca tử vong vào năm 2024.

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong cao thứ hai tại nước ta. Tỷ lệ đột biến gen EGFR (thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì) ở bệnh nhân châu Á cao hơn hẳn so với các khu vực còn lại. Đột biến này được tìm thấy ở hơn 50% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán. Vì vậy, xét nghiệm có thể được xem như một “dấu ấn sinh học" lý tưởng để chỉ dẫn cho phác đồ điều trị.

Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi mỗi năm - 1

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong cao thứ hai tại nước ta.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, dù hút thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi, tuy nhiên, nhiều bệnh nhân tại châu Á mắc ung thư phổi ở độ tuổi trẻ hơn lại chưa bao giờ hút thuốc. Bệnh nhân mắc ung thư phổi mà không hút thuốc lá sẽ có xu hướng xuất hiện đột biến gen EGFR cao hơn.

Theo TS. BS Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó Giám đốc Bệnh Viện Ung bướu TP. HCM, ước tính, tại Việt Nam chỉ có khoảng 15% bệnh nhân mắc ung thư phổi còn sống sót sau 5 năm. Để hướng tới mục tiêu giảm thiểu tử vong do ung thư phổi ở nước ta thì việc xét nghiệm đột biến gen hay dấu ấn sinh học là rất cần thiết, không chỉ ở giai đoạn muộn mà ngay cả ở giai đoạn sớm vì sẽ giúp bác sỹ hiểu rõ đặc điểm của bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Điều này không chỉ giúp cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị, mà còn giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế khi phải điều trị cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn.

Các chuyên gia tin rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao do ung thư ở những quốc gia châu Á có thu nhập thấp và trung bình, trong đó bao gồm việc bệnh nhân chưa được tiếp cận những phương pháp điều trị phù hợp cho mình.

Các biện pháp phòng tránh ung thư phổi

Để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh; Tập thể dục thường xuyên; Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi; Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả.

Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…; Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng

Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.

Bài liên quan
Bệnh nhân ung thư máu rớt nước mắt vì được sống nhờ nguồn máu của cộng đồng
Họ mong muốn cộng đồng sẽ sẻ chia giọt máu của mình để có thêm nhiều những cuộc đời ở lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam có hơn 26000 ca mắc mới ung thư phổi mỗi năm