"Cho nên, số tiền mà bị can Lan chiếm đoạt, tham ô hoặc thông qua hoạt động cho chính mình vay. Sau đó thì chỉ cần thực hiện 1 trong các hành vi theo quy định của Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP là đã phạm vào tội rửa tiền" - thiếu tướng Thành cho hay.
Thiếu tướng Thành cho biết thêm sau khi rút tiền thông qua hoạt động ngân hàng, bị can Lan đã đem đi đầu tư, mua gom bất động sản lớn trên toàn quốc; đồng thời chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư. "Đơn vị đã ủy thác điều tra và kết quả điều tra sẽ được công bố sau" - thiếu tướng Thành khẳng định.
Liên quan đến vụ án xảyra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, ngày 15-12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao đã đề nghị truy tố 86 bị can về 6 nhóm tội danh.
Theo cáo buộc, dù không trực tiếp giữ chức vụ tại SCB nhưng bị can Trương Mỹ Lan sở hữu 91,5% cổ phần, nắm quyền điều hành và là người quyền lực nhất tại nhà băng này. Qua đó, bị can Lan dùng SCB như một công cụ tài chính để huy động vốn cho hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 công ty con.
Từ tháng 2-2018 đến10-2022, bị can Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỉ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỉ đồng, gây thiệt hại tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỉ đồng.
Ngoài ra, hành vi của bị can Trương Mỹ Lan còn gây thiệt hại cho SCB hơn 64.600 tỉ đồng về hành vi sai phạm về hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, để che giấu thực trạng yếu kém của SCB, giúp nhà băng thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bị can này đã chỉ đạo thuộc cấp mua chuộc đoàn cán bộ thanh tra. Bị can Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho bị can Đỗ Thị Nhàn, cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, 5,2 triệu USD cùng nhiều cán bộ trong đoàn thanh tra.