Xóa mù chữ theo phương châm ‘người biết chữ dạy người chưa biết’

24/12/2023, 10:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều địa phương có cách làm hay, kinh nghiệm quý trong công tác xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Phòng GD&ĐT Vĩnh Hưng chỉ đạo chuyên trách phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các xã, thị trấn lưu ý phân loại đối tượng theo nhóm cùng trình độ, yêu cầu, đặc điểm sinh hoạt và điều kiện cải thiện đời sống kinh tế gia đình, chuẩn bị danh sách để tham mưu vận động và huy động học viên ra lớp.

Để duy trì các lớp phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ các thành viên trong Ban chỉ đạo địa phương mà nòng cốt là trường học, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội khuyến học và Bộ đội biên phòng phối hợp chặt chẽ tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa, thể dục thể thao, tổ chức lồng ghép các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng sống cho học viên.

Qua đây, vừa tạo không khí vui tươi phấn khởi, kết hợp với việc giáo dục và giảng dạy, tranh thủ sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội về vật chất như: quà tặng, cấp học bổng, đồ dùng học tập… để duy trì các lớp phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ… Qua hoạt động này nhằm động viên đối tượng đến lớp thường xuyên và nâng cao chất lượng học tập.

Cũng theo ông Dương Thanh Minh, một trong những giải pháp quan trọng trong công tác xóa mù chữ là, giáo viên và thầy giáo quân hàm xanh linh hoạt trong giảng dạy theo hướng “chơi mà học, học mà chơi”. Phương pháp này không gây nhàm chán và áp lực đối với học viên.

Ngoài ra, lớp học xóa mù chữ được tổ chức học theo nhóm, trình độ học tập và năng lực của từng học viên. Theo dõi và bám sát năng lực của từng đối tượng để giảng dạy.

Chú trọng hỗ trợ những học viên học tập tốt để giúp đỡ và hướng dẫn lại học viên có năng lực học yếu hơn khi ra khỏi lớp, giúp nhau trong cuộc sống mưu sinh, tiếp xúc ngoài giờ học trên lớp. Cùng với đó, đa dạng hóa các hình thức học tập và giảng dạy phù hợp từng đối tượng học viên và năng lực của từng giáo viên chuyên nghiệp và nghiệp dư.

Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Hưng chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học cử tổ trưởng bộ môn tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp giảng dạy cho người dạy nghiệp dư, tổ chức giảng dạy “mẫu” để người dạy nghiệp dư học tập, rút kinh nghiệm; tổ dự giờ, theo dõi giúp đỡ và từng bước bàn giao lớp cho giáo viên nghiệp dư.

Mặt khác, tăng cường theo dõi, giám sát quá trình giảng dạy để uốn nắn, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy của giáo viên nghiệp dư; tăng cường kiểm tra học viên để tư vấn điều chỉnh phương pháp giảng dạy của giáo viên nghiệp dư.

Ông Dương Thanh Minh chia sẻ, trong quá trình giảng dạy, các giáo viên chú ý phát hiện, bồi dưỡng những học viên tích cực học tập, năng động về phương pháp, hình thức học tập làm nòng cốt. Những em này có thể hướng dẫn những người thân trong gia đình không có điều kiện đến lớp xóa mù chữ học nhằm xóa mù chữ cho các đối tượng còn lại. Đây là giải pháp hiệu quả để xóa mù chữ theo phương châm “người biết chữ dạy người chưa biết chữ” trong cùng 1 gia đình.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/xoa-mu-chu-theo-phuong-cham-nguoi-biet-chu-day-nguoi-chua-biet-post665996.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/xoa-mu-chu-theo-phuong-cham-nguoi-biet-chu-day-nguoi-chua-biet-post665996.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xóa mù chữ theo phương châm ‘người biết chữ dạy người chưa biết’