ĐH Tokyo (Nhật Bản) góp mặt vào top 10 đại học tốt nhất châu Á ở vị trí thứ 6 sau một năm vắng bóng. Thành lập vào năm 1877, hiện tại, trường có 10 khoa, 15 trường sau đại học, 11 viện nghiên cứu trực thuộc, 3 thư viện, 2 viện nghiên cứu nâng cao và Bệnh viện ĐH Tokyo. Ảnh: Research Journal. |
Xếp ở vị trí thứ 7 châu Á, thứ 29 thế giới trong bảng xếp hạng của QS là ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc). Thành lập năm 1946 nhờ sự hợp nhất của 10 tổ chức giáo dục đại học, đây là ngôi trường đại học toàn diện đầu tiên của quốc gia này, cũng là ngôi trường uy tín nhất về giáo dục đại học của Hàn Quốc. Ảnh: Arch Daily. |
ĐH Phục Đán (Trung Quốc) tụt một hạng so với bảng xếp hạng năm ngoái, xếp thứ 8 đại học tốt nhất châu Á. Đây là tổ chức giáo dục đại học đầu tiên được thành lập bởi một người Trung Quốc vào năm 1905. Năm nay, ngôi trường này xếp thứ 34 thế giới trong bảng xếp hạng của QS. Ảnh: Wustl. |
Ở vị trí thứ 9 châu Á, ĐH Kyoto (Nhật Bản) là một trong những viện nghiên cứu hàng đầu châu Á, là nơi sinh ra những nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới, trong đó có 13 người đoạt giải Nobel. Ảnh: Japan Times. |
ĐH Trung văn Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất châu Á. Đây là cơ sở đại học duy nhất tại Hong Kong (Trung Quốc) có người đoạt giải Nobel, giải Turing, huy chương Fields và giải Veblen làm giáo sư. Ảnh: CUHK Business School. |