4. Ăn nhiều đồ hun khói và chiên rán
Thực phẩm hun khói dễ chứa các chất có hại như hydrocarbon thơm đa vòng và formaldehyde; nghiên cứu cho thấy ăn quá nhiều thực phẩm hun khói sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, thực phẩm chiên rán sẽ sản sinh ra nhiều chất gây ung thư, không tốt cho sức khỏe dạ dày và cũng sẽ tăng nguy cơ ung thư dạ dày...
Nếu thỉnh thoảng muốn thỏa mãn cơn thèm những món ăn này, ngoài việc ăn ít lại bạn cũng nên ăn kèm với các loại trái cây và rau củ tươi. Canxi, diệp lục và polyphenol trong trái cây và rau quả có thể ức chế sự hình thành hợp chất N-nitroso hoặc các chất gây ung thư khác. WHO cũng tin rằng ăn nhiều trái cây và rau quả và ít thịt chế biến sẵn là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều loại ung thư.
5. Ăn ít trái cây và rau củ tươi
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tăng cường ăn trái cây có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đồng thời tăng cường ăn các loại rau họ cải (cải chíp, bắp cải, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải xoăn...) có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Vậy nên hãy ăn thêm một chút rau mỗi bữa, tốt nhất là 150 đến 200g kết hợp với đa dạng trái cây trong bữa ăn của mình.
6. Bỏ bữa sáng
Bỏ bữa sáng có thể liên quan đến chứng khó tiêu, ngoài ra, bỏ bữa sáng sẽ khiến bạn kém năng lượng khi làm việc, nhanh cảm thấy đói và ăn nhiều hơn vào buổi trưa, thậm chí có thể tăng cân.
7. Ăn quá nhiều đồ ngọt
Đồ ngọt cũng có thể liên quan đến chứng khó tiêu. Để giảm bớt đồ ngọt trong chế độ ăn uống không hề khó, bạn chỉ cần giảm tần suất mua sắm, mua loại nhỏ nhất mỗi khi mua sắm và chia sẻ với bạn bè.
8. Chế độ ăn uống không sạch sẽ
Thực phẩm hư hỏng dễ sinh ra nitrit và amin thứ cấp. Đây là tiền chất của quá trình tổng hợp chất gây ung thư nitrosamine nên thực phẩm phải được bảo quản và ăn tươi, không nên ăn thực phẩm ôi thiu, đã mốc và để lâu ngày.
9. Uống rượu và hút thuốc
Hút thuốc và uống rượu có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, hút thuốc cũng liên quan chặt chẽ đến việc xuất hiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản và làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Hai thứ còn lại có hại cho sức khỏe nhưng không có lợi chút nào, vì vậy hãy bỏ sớm nhất có thể.
10. Không kiểm soát cân nặng
Thừa cân làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ số BMI tăng có mối tương quan tích cực với nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Khi BMI>35, tỷ lệ nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản tăng tới 2,93 so với mức cân nặng lý tưởng.
Việc giảm cân có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.