2 kiểu cha mẹ này rất dễ khiến con trở thành "đối địch", kiểu thứ hai khá bất ngờ

Hiểu Đan, | 26/08/2023, 13:16
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nếu không có hướng giải quyết sớm, tình cảm gia đình sẽ bị sứt mẻ, dần dần trẻ sống vô cảm, thiếu tình yêu thương và thiếu trách nhiệm.

1. Cha mẹ luôn cãi nhau ầm ĩ

Hầu hết bố mẹ nào cũng nhận thấy rằng việc cãi nhau trước mặt con là điều không nên. Nhưng một khi có xung đột, theo bản năng, họ không có khả năng kiềm chế cảm xúc. Từ đó, những cuộc cãi cọ vẫn nổ ra như thường. Và con trẻ là người phải hứng chịu những hậu quả nặng nề nhất.

Hành vi cãi vã của cha mẹ sẽ khiến con cái cảm thấy bất lực và lo lắng. Một nghiên cứu cho thấy, đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những tranh cãi gay gắt của cha mẹ. Trẻ từ 1 đến 19 tuổi có thể nhạy cảm với những xung đột trong hôn nhân của cha mẹ.

Khi chứng kiến bố mẹ cãi nhau công khai, em bé dù mới 6 tháng tuổi đã có phản ứng cảm xúc mạnh ví dụ như nhịp tim tăng cao hơn so với lúc chứng kiến cảnh mâu thuẫn của những người lạ. Còn trẻ ở lứa tuổi lớn có thể bị ảnh hưởng lớn hơn, đặc biệt thường có biểu hiện bên ngoài như hung hăng, thù địch và bạo lực hơn, còn bên trong thì tự kỷ, lo lắng, buồn phiền và thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Khi thấy bố mẹ cãi nhau trước mặt mình, trẻ em sẽ học được rằng lớn tiếng là cách giải quyết vấn đề. Từ đó trẻ em sẽ bắt chước và giải quyết các vấn đề cá nhân của mình bằng cãi vã và thậm chí là đánh nhau.

2. Cha mẹ bảo vệ quá mức

Nhiều cha mẹ can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con, không cho con cơ hội tự mình đưa ra quyết định và phát triển độc lập. Họ tin rằng chỉ có như vậy mới có thể bảo vệ con khỏi bị tổn hại mà không biết rằng, khi cảm thấy bị ràng buộc và hạn chế, nhiều đứa trẻ bắt đầu phẫn nộ với cha mẹ và coi họ như "kẻ thù" của mình. Bị tước đi khả năng đưa ra những lựa chọn có ý nghĩa, trẻ rất dễ trở nên lo lắng, thiếu phản ứng, đầy giận dữ và thay đổi bản thân theo hướng tiêu cực.

Tiến sĩ William Stixrud, một nhà Tâm lý học thần kinh lâm sàng làm việc tại Trung tâm Y tế Quốc gia Trẻ em và trường Đại học Y khoa - ĐH George Washington (Mỹ) cho biết, trẻ em chỉ có thể thực sự phát triển "quyền tự chủ" khi chúng cảm thấy có thể chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình và có được hướng đi mà chúng muốn trong cuộc đời.

Tiến sĩ William Stixrud thường khuyên các bậc cha mẹ thay đổi cách diễn đạt: "Bố mẹ có thể giúp gì cho con?" thay vì ra lệnh. Cha mẹ nên ngừng làm "ông chủ" hay "người quản lý" của con cái và thử đóng vai trò "cố vấn". Họ nên tôn trọng trẻ, trao cho trẻ nhiều quyền tự chủ hơn, để trẻ nhận ra đây là bài tập về nhà của chính mình và trẻ phải hoàn thành, còn cha mẹ sẽ chỉ ở bên giúp đỡ.

Theo Phụ nữ Việt Nam
https://phunuvietnam.vn/2-kieu-cha-me-nay-rat-de-khien-con-tro-thanh-doi-dich-kieu-thu-hai-kha-bat-ngo-20230822225818751.htm
Copy Link
https://phunuvietnam.vn/2-kieu-cha-me-nay-rat-de-khien-con-tro-thanh-doi-dich-kieu-thu-hai-kha-bat-ngo-20230822225818751.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
2 kiểu cha mẹ này rất dễ khiến con trở thành "đối địch", kiểu thứ hai khá bất ngờ