Rút kinh nghiệm từ việc cây chè tổ chết mòn nhiều năm nay do mối, ông Páo hàng ngày luôn kiểm tra gốc cây chè xem có mối gây hại không. Ngoài ra, ông sẽ hái bỏ đi phần lớn những quả chè để cây tập trung dưỡng chất nuôi búp.
“Việc chăm sóc cây này không phức tạp, vất vả, vì chúng tôi không dùng hóa chất gì, cũng không bón phân gì. Chủ yếu kiểm tra mối còn lại để cây sinh trưởng tự nhiên với khí hậu nơi đây", ông Páo nói.
Cận cảnh cây chè shan tuyết cổ thụ được cho rằng là cây chè cổ đẹp nhất vùng.
Theo ông Páo, cây chè này mỗi năm cho thu hoạch 3 lần vào mùa xuân và mùa hạ, cho sản lượng 10kg chè tươi mỗi lần. Cứ đến kỳ thu hoạch, ông Páo lại bắc giàn giáo xung quanh, nhằm tránh ảnh hưởng đến tán cây.
Ngoài hai cây chè cổ thụ kể trên, xã Suối Giàng còn có hàng trăm gốc chè cổ thụ có tuổi đời 200 - 400 năm tuổi. Theo thống kê, diện tích chè tuyết có 393 ha, trong đó diện tích cây chè cổ thụ trên 300 năm tuổi là 293 ha, còn 100 ha do người dân nơi đây trồng mới.
Người dân ở đây cho biết, ở sâu trong rừng, vẫn còn những cây chè shan tuyết khác có chiều cao, tán lá rộng hơn rất nhiều, giống như những cây đại thụ thực thụ.