2. Miệng
Có nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng như vệ sinh răng miệng không tốt hoặc các vấn đề về dạ dày, lá nách... Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương cũng có thể xuất hiện hôi miệng. Bởi gan và túi mật có quan hệ mật thiết, nếu gan bị tổn thương thì túi mật cũng sẽ ảnh hưởng, việc bài tiết mật bất thường sẽ khiến miệng trở nên đắng và có mùi hôi.
1. Nghiện rượu
Uống quá nhiều rượu sẽ làm giảm khả năng loại bỏ độc tố khỏi cơ thể của gan, khiến gan tập trung chủ yếu vào việc chuyển hóa các chất độc trong rượu và sẽ dẫn đến tình trạng viêm, gan nhiễm mỡ.
2. Dùng quá liều thuốc
Dùng quá nhiều thuốc không theo hướng dẫn của các sĩ hay nhân viên y tế trong thời gian dài sẽ gây hại cho gan và dẫn đến suy gan nặng. dần dần có thể gây hại cho gan của bạn và dẫn đến suy gan nặng. Acetaminophen liều cao thường được bán không cần kê đơn có thể gây tổn thương cho gan nếu sử dụng liên tục trong vài ngày.
3. Hút thuốc lá
Các hóa chất có trong thuốc lá khi được truyền đến gan thúc đẩy quá trình oxy hóa tạo ra các gốc tự do làm tổn thương tế bào gan. Đồng thời, những chất độc hại này sẽ gây xơ gan, gan phát triển các mô tựa như các vết sẹo dư thừa.
4. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Những thức ăn giàu chất béo, thực phẩm siêu chế biến với nhiều chất phụ gia và chất làm ngọt nhân tạo sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Ăn quá nhiều thực phẩm sai cách khiến chất béo tích tụ trong gan. Tích tụ chất béo có thể dẫn đến viêm và tổn thương gan.
Chính vì vậy, nên điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh với việc bổ sung các loại trái cây, rau củ nhằm cung cấp beta-carotene, vitamin C, vitamin E, kẽm và selen, giúp gan khỏe mạnh.
5. Mất ngủ
Cơ thể chúng ta thường xuyên trải qua quá trình tự sửa chữa và giải độc khi ngủ. Thiếu ngủ có thể thúc đẩy quá trình oxy hóa của gan, ngăn ngừa quá trình tự sửa chữa, thải độc. Chính vì vậy, hãy cố gắng ngủ đủ giấc, ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
Nguồn: Toutiao