Ảnh minh họa
Tác dụng phòng ngừa, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ung thư của bắp cải còn đến từ lượng vitamin C và lưu huỳnh khá cao. Chúng vừa chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, thải độc axit uric và các gốc tự do ra khỏi cơ thể. Hay sulforaphane có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, bắp cải có chứa vitamin A rất tốt mắt. Ngoài vitamin A, beta-carotene và một chất chống oxy hóa có trong bắp cải cũng có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và trì hoãn sự phát triển của tinh thể.
Ngoài việc được dùng như một loại rau, phổ biến hơn ở các vùng nông thôn thì ngải cứu vốn còn là một vị thuốc từ rất lâu đời.
Ngải cứu có chứa glycosid có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Chính vì lợi ích này nên ngải cứu có tác dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên ăn hoặc uống nước ngải cứu điều độ. Nếu bị viêm gan thì nên tránh xa ngải cứu. Người mang thai hoặc từng sảy thai, sinh non, không nên ăn. Phụ nữ cho con bú cũng không nên sử dụng ngải cứu hàng ngày.
Loại rau quê này còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm đau bụng, đầy hơi và nóng dạ dày. Cây ngải cứu còn được dùng để diệt ký sinh trùng như giun kim, giun đũa và sán dây. Điều này là do ngải cứu có khả năng gây tê liệt, thay đổi cấu trúc của giun và đẩy chúng ra ngoài. Đồng thời, ngải cứu giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm mỏi mắt.
Ảnh minh họa
Nhiều người chưa biết rằng ngải cứu còn giúp ngăn ngừa không ít bệnh ung thư. Bởi vì nó chứa nhiều dược chất và chất chống oxy hóa và kháng viêm, nổi bật như flavonoid. Đặc biệt, các nghiên cứu chỉ ra rằng ngải cứu có hàm lượng artemisinin cao. Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng phản ứng với sắt tạo thành các gốc tự do. Mặt khác, các tế bào ung thư lại chứa hàm lượng sắt cao hơn các tế bào khỏe mạnh, do đó sử dụng ngải cứu trong việc ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ung thư sẽ rất có lợi.
Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor