1. Quá phân tích, suy nghĩ quá nhiều về mọi khía cạnh của một vấn đề và không thể dừng lại.
2. Bạn dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ hoặc lo lắng về tương lai mà không thể tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc ở hiện tại. Bên cạnh đó, bạn có thể cảm giác lo lắng mà không có lý do cụ thể hoặc căn cứ rõ ràng.
3. Khó ngủ: suy nghĩ quá nhiều có thể gây rối loạn giấc ngủ và khó khăn trong việc thư giãn.
4. Mất tập trung: suy nghĩ quá nhiều và lo lắng có thể làm mất tập trung và hiệu suất làm việc của bạn. Luôn có một cảm giác mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể chất.
Để phòng tránh suy nghĩ quá mức, bạn nên thực hành một số phương pháp sau:
- Nếu cảm thấy bản thân đang căng thẳng, hãy lùi lại một bước và tự hỏi bản thân xem mình có thể làm gì để thư giãn.
- Luôn tập trung vào những gì đang diễn ra ở hiện tại và cố gắng loại bỏ những suy nghĩ lo lắng, phiền muộn.
- Lạc quan hơn: hãy nhìn nhận cuộc sống theo một cách tích cực hơn. Hãy nghĩ về những điều tốt đẹp mà bạn đang có và tin tưởng rằng mọi chuyện sẽ ổn.
- Khi những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm tâm trí, hãy cố gắng đánh lạc hướng bản thân bằng một hoạt động khác như: tập thể dục, chơi thể thao, đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn, dạo phố cùng bạn bè,.v.v.
Mỗi người sẽ luôn có một cách overthinking riêng và mức độ khác nhau, vì vậy trong cuộc sống khi nhận thấy những vấn đề không thể tự xử lý, cần tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy hoặc những chuyên gia. Ngoài ra, chúng ta đừng quá khắt khe với bản thân, hãy chia sẻ với người thân, bạn bè để được tư vấn hỗ trợ.