3. Có thói quen đánh/ mắng con
Chúng ta đôi lúc mất bình tĩnh và trở nên nóng giận với 1 hành vi nào đó của trẻ. Những lúc như vậy, chúng ta thường la mắng, thậm chí đánh đau trẻ nhằm mong trẻ nhớ và không tái phạm. Nhưng sự thật là đâu lại vào đấy, trẻ vẫn lặp lại hành vi đó dù bạn đã nhiều lần la mắng, đánh đau, hay trách phạt.
- Tạo vòng tròn luẩn quẩn của bạo lực. Việc dùng lời chửi mắng hay đánh đòn roi là cách làm thiếu kỹ năng và thiếu khả năng kiềm chế của cha mẹ. Nó đã vô tình làm não bộ non nớt của những đứa trẻ hiểu rằng: làm đau ai đó bằng cách đánh hay gây tổn thương tinh thần ai đó bằng lời nói như chửi khi bực nhọc khó chịu là được phép, thậm chí với cả người họ yêu thương. Thay vì nó là công cụ răn đe thì nó lại trở thành công cụ khuyến khích những hành vi bạo lực ở trẻ. Do đó, đứa trẻ thường học cách bạo lực với bạn bè và trở thành 1 người chồng/vợ bạo lực sau này với những người yêu thương của trẻ như vợ/chồng con cái.
- Sự thiếu kiềm chế khi tức giận, mất kiểm soát làm giảm sự sáng suốt 70%. Do đó, nó có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Việc đánh, chửi vô ý có thể gây ra những tổn thương không thể phục hồi cho trẻ, đặc biệt với trẻ nhỏ hơn 18 tháng tuổi.
- Lời nói mắng chửi trẻ con cũng có "độc tính" như đánh trẻ. Trẻ con bị mắng chửi thường xuyên sẽ phát triển hành vi mắng chửi người khác, và trẻ có thể cũng bị những tổn thương tâm lý lâu dài giống như bị đánh đập vậy.
4. Cha mẹ quá quyền lực, quyết định mọi việc của con
Trong một số gia đình, có nhiều cha mẹ có tính cách cực đoan, mạnh mẽ, luôn tự làm theo ý mình vì cho rằng đó là điều tốt nhất cho con mà chưa từng lắng nghe những mong muốn của trẻ. Khi lời nói bị coi nhẹ, con sẽ cảm giác bản thân kém cỏi, không đủ quyết tâm để làm các việc khác. Là cha mẹ, thay vì làm hết mọi thứ hộ con, nên trau dồi khả năng suy nghĩ độc lập của trẻ.
Yêu thương và dành thời gian đồng hành cùng con là điều bố mẹ nào cũng nên làm. Hãy giúp trẻ xây dựng lòng tự tin ngay từ khi con nhỏ.