Nga thiết lập các bãi mìn dày đặc đến mức ông Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine phải thốt lên rằng quy mô các bãi mìn của Nga đã biến Ukraine trở thành quốc gia bị cài mìn nhiều nhất thế giới. Ông cho biết tại một số khu vực, mật độ rải mìn là 5 quả/m2.
Ông Danilov nhấn mạnh tầm quan trọng của Ukraine trong việc cứu các binh sĩ trên tiền tuyến.
“Nhiệm vụ chính của chúng tôi là cứu mạng sống của người dân ở tiền tuyến. Chúng tôi phải hiểu rằng đối phương đã chuẩn bị chu đáo với số lượng lớn lãnh thổ bị cài mìn” – ông Danilov nói với đài CNN.
UAV Lancet
Nga cũng đã tận dụng các máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ như Lancet để tấn công các phương tiện bọc thép, đơn vị pháo binh cùng thiết bị quân sự khác của Ukraine.
UAV Lancet-3. Ảnh: The EurAsian Times
UAV Lancet do nhà sản xuất vũ khí Kalashnikov của Nga chế tạo, được giới thiệu ần đầu năm 2019.
Nga đang sử dụng phiên bản nâng cấp Lancet-3 để tấn công các mục tiêu tại Ukraine.
UAV Lancet-3 có tầm bay khoảng 40 km, nặng khoảng 16 kg, bay với tốc độ 112 km/giờ, theo Forbes.
Ông James Patton Rogers, chuyên gia về UAV tại ĐH Southern Denmark (Đan Mạch) nhận xét Lancet-3 hiệu quả nhất khi chống lại các mục tiêu như xe tăng cũ, xe bọc thép hạng nhẹ và hệ thống pháo binh.
Các loại bom thả từ trên không có từ thời Liên Xô
Nga cũng đang triển khai các loại bom thả từ trên không có từ thời Liên Xô, sử dụng hệ thống vũ khí hiện đại.
Bom FAB-500 M-62 có từ thời Liên Xô nặng 500 kg. Ảnh: WIKIPEDIA
Các quả bom của Nga đặt ra thách thức đáng kể cho Ukraine vì khó bị ngăn chặn, ông Oleksiy Melnyk, chuyên gia quân sự tại viện chính sách Razumkov Center (Ukraine) cho hay.
Các quả bom mà Nga sử dụng nặng 500 kg – 1.500 kg, chỉ bay trên không trong một khoảng thời gian ngắn và không có hệ thống đẩy như tên lửa hiện đại. Chính điều này khiến chúng gần như không thể bị bắn hạ, theo báo The New York Times.
Nga cũng đã sửa đổii một số loại bom để giúp chúng có thể lượn ở khoảng cách xa.