Những tưởng ăn cơm nhà là an toàn sạch sẽ, trong 6 tháng liền, Li Fang (Trung Quốc) thường xuyên nấu cơm, hấp cơm ăn hàng ngày nhưng một sai lầm đã khiến cô bị ung thư dạ dày.
Theo Sohu đưa tin, Li Fang (42 tuổi, Sơn Đông - Trung Quốc) là một nhân viên văn phòng luôn chăm chỉ nấu cơm mỗi ngày. Cô tin chắc rằng so với đồ ăn gọi bên ngoài thì việc ăn cơm hấp nóng lại ở nhà sẽ hợp vệ sinh và tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà giờ nghỉ trưa mỗi ngày Li đều chạy về nhà để ăn cơm nóng.
Tuy nhiên, trớ trêu là chỉ sau nửa năm, cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày.
Khai thắc tiền sử bệnh và chế độ ăn của bệnh nhân, bác sĩ Vương Cư Phát (Bệnh viện tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) phát hiện ra rằng Li sử dụng một chiếc nồi cơm điện cũ đã gắn bó với cô nhiều năm để hấp cơm và quan trọng là mỗi lần cô chỉ vệ sinh ruột (lòng) nồi cơm bên trong mà không nghĩ rằng cần phải vệ sinh các bộ phận khác của nồi cơm điện bao gồm: van xả (hay còn gọi là van thoát hơi), nắp trong nồi cơm và mâm nhiệt.
Ảnh: Sohu
Bác sĩ giải thích rằng, mâm nhiệt và nắp bên trong nồi cơm cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Dù không cần lau rửa sau mỗi lần cắm cơm nhưng nếu chúng không được vệ sinh trong một thời gian dài có thể biến khu vực này thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển do các cặn bọt, nước cơm,...còn sót lại kết hợp với nhiệt độ và độ ẩm sau mỗi lần nấu hoặc hấp cơm.
Thoạt nghe thì có vẻ bạn sẽ cảm thấy vệ sinh nồi cơm không liên quan trực tiếp tới bệnh ung thư, bao gồm ung thư dạ dày. Nhưng trên thực tế, việc tiêu thụ lâu dài thực phẩm bị ô nhiễm do dụng cụ nấu nướng không được làm sạch kỹ có mối liên hệ chặt chẽ với nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa gia tăng.
Ảnh: Sohu
Bác sĩ cho biết, điều quan trọng không chỉ là việc nên thường xuyên lau chùi nồi cơm điện mà còn là tất cả các dụng cụ nhà bếp. Bao gồm quạt thông gió nhà bếp, các tủ đựng gia vị, thiết bị nấu nướng, dụng cụ nấu ăn như dao, thớt,... để đảm bảo vi sinh vật gây bệnh không có điều kiện sinh sôi và gây bệnh cho bản thân và gia đình bạn.
Trong quá trình điều trị, Li Fang cũng cho biết thêm cô có thói quen giữ lại và sử dụng các loại hộp nhựa và túi bóng để đựng và hâm nóng thức ăn.
Ảnh: Sohu
Điều này vô tình khiến cơ thể "nạp" vào vô số hóa chất gây hại cho khi các loại hộp không đủ điều kiện hâm ở nhiệt độ cao. Đó là chưa kể đến, các loại nhựa rẻ tiền hay chứa các chất phụ gia hóa dẻo, chất chống tia tử ngoại, chất độn, bột màu… càng chứa nhiều độc tố gây hại cho người sử dụng.
Các chất độc hại cản trở hệ thống nội tiết của con người và có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả ung thư.
Bác sĩ điều trị cho Li cũng nhấn mạnh rằng, ngay cả những sản phẩm nhựa được dán nhãn là "không chứa BPA" (Bisphenol A - một chất có thể gây rối loạn hormone và liên kết với bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và ung thư) cũng có rủi ro giải phóng các chất có hại sau một thời gian dài sử dụng.
Thay vào đó, bác sĩ khuyên rằng các gia đình nên ưu tiên sử dụng hộp thủy tinh hoặc thép không gỉ để đựng thức ăn và thực phẩm.
Bác sĩ Vương cũng chia sẻ thêm rằng, ngoài chú ý tới vệ sinh và an toàn của các thiết bị nấu ăn bạn cũng nên thận trọng khi sử dụng các loại gia vị. Quá nhiều gia vị, đặc bietj là gia vị có hàm lượng muối cao có thể gây kích ứng dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm đau dạ dày, loét dạ dày theo thời gian.
Không chỉ ung thư dạ dày, muối còn có liên quan tới nhiều rủi ro sức khỏe khác như bệnh tim mạch, bệnh thận,...
Tuy nhiên, cần phải cân nhắc rằng muối cũng là một phần quan trọng của chế độ ăn uống, vì nó giúp duy trì cân bằng chất lỏng và là một khoáng chất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học. Do đó, quan trọng là phải tiêu thụ muối một cách điều độ theo khuyến nghị.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 2000mg natri (tương đương với dưới 5g muối) mỗi ngày. Mức natri tối thiểu cơ thể phải được cung cấp hằng ngày để đảm bảo hoạt động bình thường được ước lượng vào khoảng 200-500mg/ ngày, tương đương 0,5-1,2g muối/ngày.
Chỉ bằng những thay đổi nhỏ này sẽ giúp mọi người giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và ung thư, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho cả gia đình.
Ung thư dạ dày nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng sống sẽ cao hơn. Các triệu chứng phổ biến cảnh báo ung thư dạ dày bao gồm:
- Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở vùng trên bụng;
- Ăn không ngon, chán ăn, cảm giác no nhanh sau khi ăn;
- Buồn nôn và nôn mửa thường xuyên, có thể nôn ra máu;
- Sụt cân không rõ nguyên nhân;
- Mệt mỏi mãn tính;
- Phân đen hoặc có lẫn dịch nhầy màu hồng cảnh báo xuất huyết dạ dày;
- Ợ nóng hoặc trào ngược axit dạ dày - thực quản.