Mẹ là người phụ nữ đặc biệt quan trọng cuộc đời mỗi đứa trẻ. Nhưng những người mẹ có cách dạy con chưa khoa học sẽ khiến trẻ bị tổn thương tâm lý và không có cơ hội thành công cao trong tương lai.
1. Người mẹ lúc nào cũng nói tin tưởng nhưng lại dò xét con mọi lúc mọi nơi
Cuộc sống riêng tư? Không gian cá nhân? Đây làm một khái niệm hoàn toàn không tồn tại với những kiểu người mẹ này.
Khi bạn cố gắng ngăn chặn sự xâm nhập quá sâu của mẹ vào cuộc sống riêng của mình, bạn sẽ bị buộc tội không tin tưởng vào mẹ.
Ngay cả khi bạn đã ở riêng thì sự riêng tư của bạn cũng không là gì cả, vì mẹ bạn có thể sử dụng chìa khóa dự phòng khẩn cấp để tiến vào không gian riêng tư của bạn và rồi những câu hỏi đại loại như: "Tại sao chén bát lại bừa bãi không dọn rửa nhiều như vậy?", "Tại sao phí phạm tiền bạc vào những món đồ nội thất như thế?", "Tại sao không hỏi bố mẹ trước khi con mua chúng?"…
Những người mẹ này muốn áp đặt những suy nghĩ của mình lên cách sống của con, muốn cuộc sống của con phải ở trong tầm kiểm soát của họ.
Khi bạn cố gắng ngăn chặn sự xâm nhập quá sâu của mẹ vào cuộc sống riêng của mình, bạn sẽ bị buộc tội không tin tưởng vào mẹ. Ảnh minh họa
2. Người mẹ giúp đỡ con cái nhưng luôn ca thán
Nhiều người mẹ thường xuyên buộc con cái phải chấp nhận sự giúp đỡ từ họ. Trẻ có thể nghĩ rằng mẹ đang giúp đỡ mình vô điều kiện, muốn mang lại những gì tốt đẹp nhất cho con. Vì thế trẻ chấp nhận sự giúp đỡ đó, luôn biết ơn và cố gắng đền đáp công ơn ấy. Nhưng kết quả không như trẻ nghĩ vì mẹ thường xuyên nhắc nhở về những "ân huệ".
Con cái của những người mẹ như vậy thường cảm thấy tù túng, bực bội. Tuy nhiên, nếu không nhận sự giúp đỡ thì bị mẹ trách móc, than thở rằng trẻ không hiểu được tấm lòng của mẹ.
Còn nếu như chấp nhận, trẻ thường xuyên bị mẹ nhắc nhở về "ân huệ", về sự báo đáp trong tương lai. Điều này vô tình khiến trẻ cảm thấy áp lực, mệt mỏi.
3. Người mẹ quá tiết kiệm
Một số bà mẹ cho rằng, con cái là cả cuộc đời của họ. Họ có thể hy sinh mọi thứ, không dám ăn uống, dành hết mọi thứ cho con. Điều này khiến họ rất keo kiệt với bản thân và tằn tiện trong cuộc sống.
Người mẹ cứ nghĩ làm như vậy con cái sẽ biết ơn mình nhưng ngược lại trẻ chỉ thấy khó chịu, thậm chí nghĩ mẹ mình quá hà tiện.
Việc chứng kiến mẹ mình sống khổ sở, chắt chiu mọi thứ, khiến trẻ trở nên tự ti, không thể ngẩng cao đầu tự tin trước các bạn cùng lớp. Trong tâm trí của trẻ, chúng luôn thấy mình thật kém cỏi.
Sau khi chia sẻ với mẹ xong, cái mà con cái nhận được chỉ là tổn thương, vì mẹ lại dựa vào những chia sẻ đó để làm khổ sở con cái. Ảnh minh họa
4. Người mẹ khuyến khích con mở lòng tâm sự sau đó lại mỉa mai, trách móc
Họ muốn con cái cởi mở, thành thật nói với họ tất cả, đôi khi họ ép buộc và làm cho con cảm thấy tội lỗi nếu không muốn chia sẻ cảm xúc với mẹ.
Nhưng sau khi chia sẻ với mẹ xong, cái mà con cái nhận được chỉ là tổn thương, vì mẹ lại dựa vào những chia sẻ đó để làm khổ sở con cái.
Có hai tình huống có thể xảy ra, một là tất cả người thân, hàng xóm bạn bè của cha mẹ đều biết được vấn đề mà trẻ đang gặp phải do người mẹ đem chuyện đó đi phàn nàn với tất cả những ai có tiếp xúc mà không hề cảm thấy việc lan truyền chuyện đó là sai trái, hai là thay vì cảm thông cùng nhau giải quyết vấn đề thì người mẹ lại lấy đó làm nguyên nhân để mắng chửi hoặc mỉa mai con cái.
5. Người mẹ muốn thay đổi con nhưng bản thân lại lười
Nhiều bà mẹ vô cùng lo lắng và mong muốn thay đổi con , mong con thích đọc sách, muốn con thích tiếng Anh, con phải thành thạo các loại đàn, cờ vua, thư pháp ... Nhưng thực tế, bị mẹ ép buộc thì càng ngày mẹ con càng xa cách, đứa trẻ không nghe lời, thậm chí còn nổi loạn.
Để nâng cao trình độ học vấn gia đình không nhất thiết mẹ phải thay đổi con mà phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Nếu cha mẹ không làm gương thì sao đứa trẻ bắt chước được. Một bà mẹ tối ngày lướt điện thoại, khiến những đứa trẻ nghĩ chiếc di động chứa đầy những thứ hay ho, hấp dẫn.