Hai mục trên nhằm dạy trẻ nhận biết cảm xúc của chính mình và cảm xúc của người khác. Sau đó, bước tiếp theo là để trẻ học cách thể hiện và giải phóng cảm xúc một cách chính xác.
Vì vậy, khi trẻ tỏ ra cáu kỉnh, ném đồ đạc, khóc lóc, lăn lộn, cắn, v.v., trước tiên hãy chấp nhận cảm xúc của trẻ, sau đó hướng dẫn trẻ nói: "Mẹ biết con rất tức giận, con có thể nói thẳng ra, sẽ dễ chịu hơn!", "Anh làm hỏng đồ chơi của con, con rất buồn đúng không? Vậy nói cho anh biết đi!",...
Ảnh minh họa
Sau khi cả hai đứa trẻ đều đã hoàn thành tốt bài kiểm tra, phụ huynh của một em nói: "Con tôi thông minh quá, giỏi lắm!", phụ huynh của em khác nói: "Con ơi, con đã làm rất tốt trong kỳ thi lần này. Tuyệt vời!". Chắc chắn cách nói thứ hai sẽ có khả năng giáo dục EQ tốt hơn nhiều.
Mục đích của khen ngợi là để trẻ có động lực bước tiếp. Khen vì những lý do như thông minh sẽ khiến trẻ thiếu đi động lực tiếp tục chăm chỉ, thậm chí nghĩ dù sao mình cũng đã thông minh nên không cần cố gắng học cũng sẽ được điểm cao. Trong khi đó, khen ngợi những phẩm chất như chăm chỉ, nỗ lực và nghiêm túc sẽ khiến trẻ tiếp tục phát huy hơn nữa.
"Con à, hồi nhỏ mẹ con thi toán được có 4 điểm, mẹ suýt bỏ cuộc. Nhưng ông ngoại đã động viên mẹ không bỏ cuộc, dần dần mẹ đã tìm ra cách".
"Con ơi, khi mẹ con học lớp 5, mẹ cũng thích một cậu bé trong lớp, mẹ cùng bạn ấy làm bài tập, cùng nhau đánh cầu lông".
"Mẹ khi còn nhỏ từng bị bạn học bắt nạt. Bọn họ dọa mẹ không được nói với người lớn, nhưng lần nào mẹ cũng nói với bà, sau đó họ không dám nữa".
Đối với con cái, cách cha mẹ giải quyết vấn đề khi chính họ còn nhỏ là ví dụ giáo dục trực quan và hiệu quả nhất. Trong nhiều trường hợp, điều trẻ cần không phải là một bài diễn văn dài của cha mẹ mà là một ai đó hướng dẫn cách thực hiện một cách đơn giản và sinh động. Mặt khác, chia sẻ những sự kiện thời thơ ấu của bạn với con cái cũng là một cách thể hiện sự gần gũi và giúp sự giao tiếp giữa đôi bên dễ dàng hơn.
Nguồn: jianshu