Cha mẹ nào cũng mong con xởi lởi, thân thiện làm mình nở mày nở mặt. Tuy nhiên, hành vi của người mẹ thực sự đã cản trở khả năng giao tiếp độc lập của trẻ. Cha mẹ thông minh luôn đứng sau con cái. Khi gặp phải những vấn đề tương tự, phụ huynh có thể đợi một lúc và quan sát phản ứng của trẻ trước. Nếu trẻ sẵn sàng cho bên kia mượn xẻng thì lập tức ôm con và nói: "Con giỏi lắm!". Hãy hướng dẫn con tương tác đúng cách với những người bạn của mình.
Cả nhà ra công viên chơi. Người mẹ nhìn những bông hoa và cười nói: "Con ơi, đây là hoa cúc. Con nhìn bông hoa có màu vàng này". Xa xa, chiếc cối xay gió đang quay, bố nói: "Con ơi, nhìn kìa, đó là một chiếc cối xay gió". Lúc này, ông nội ngẩng đầu lên, phát hiện bồ câu liền vội vàng kêu lên: "Cháu à, trên trời có chim bồ câu bay"...
Cha mẹ luôn nôn nóng chỉ ra những gì họ nhìn thấy trước khi đứa trẻ tự mình khám phá ra. Bề ngoài, điều này là để truyền đạt kiến thức cho con, nhưng trên thực tế, nó hạn chế khả năng quan sát tổng thể và tước đi niềm vui khám phá của trẻ.
Cha mẹ có thể đợi đứa trẻ đặc biệt chú ý đến điều gì đó trước khi bạn nói. Và lưu ý không nói trực tiếp với trẻ mà nên sử dụng thêm các câu hỏi để hướng dẫn trẻ cùng quan sát. Ví dụ, khi bé đang xem hoa, bạn có thể hỏi: "Con đang nhìn cái này phải không? Trên đó có gì? Hoa màu gì?"...
Một nhóm trẻ em đang chơi với nhau. Vì bé gái đứng sai tư thế nên bé trai lỡ đụng vào, khiến em loạng choạng. Sự việc tưởng không có gì nhưng lúc này, mẹ của bé gái chạy tới như một mũi tên và hét lớn: "Cẩn thận đấy con! Chúng ta qua bên đó chơi đi, không chơi với bạn này nữa".
Trong trường hợp như thế, nhiều bậc cha mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, cho rằng con mình bị bắt nạt. Trên thực tế, giao tiếp của trẻ em rất đơn giản và chúng thể hiện cảm xúc của mình trực tiếp. Có thể phút trước còn xô đẩy, phút sau đã ôm nhau reo hò. Cha mẹ "bảo vệ" dưới góc độ người lớn khiến trẻ mất nhiều cơ hội giao tiếp và nhận diện các cảm xúc của mình.
Cha mẹ không thể nào canh giữ con mãi, nhiều trường hợp phải để con tự giải quyết.
Một số bậc cha mẹ đặt ra nhiều quy tắc và mục tiêu khác nhau cho con cái, nhưng lời nói và hành động của họ lại không đúng mực.
Chúng ta đòi hỏi con cái phải chăm chỉ học hành, trước hết bản thân mình cũng phải siêng năng, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và gia đình. Yêu cầu trẻ đi ngủ và thức dậy vào một thời gian nhất định, cha mẹ nên làm gương. Muốn con ít xem TV, cha mẹ cũng buông điện thoại xuống và sử dụng các hoạt động tĩnh như đọc sách vào ban đêm...
Nếu trong mọi hành động và lời nói cha mẹ đều làm gương tốt cho trẻ thì sẽ khiến trẻ trở nên tâm phục khẩu phục và ngày càng thân thiết với cha mẹ hơn. Đây là sức mạnh nội tâm xuất phát từ bên trong khiến con cảm thấy đồng cảm và dễ dàng thực hiện hơn khi bị bắt buộc hay giám sát.
Những thói quen tốt của trẻ đa phần bắt nguồn từ cách giáo dục của gia đình. Vì thế cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm con và chỉ dạy cho con những điều tốt nhất để con có thể học hỏi.