3. Cha mẹ làm thay hết mọi thứ cho con
Khi trẻ được cha mẹ làm hết cho mọi thứ, chúng thường không được dạy cách tự chăm sóc bản thân.
Sau khi ăn xong, con muốn giúp mẹ dọn bát đĩa nhưng người mẹ lại nói: “Con đừng có đụng vào, để mẹ tự làm, khéo con làm vỡ bát đĩa nữa”. Thấy mẹ đang dọn dẹp, con cũng chạy tới muốn phụ mẹ quét nhà. Mẹ thấy vậy liền giật lấy cây chổi nói: “Thôi con đi chơi đi, mẹ không cần con giúp đâu”.
Trên thực tế, việc cha mẹ từ chối sự giúp đỡ của con thường là do họ không tin tưởng vào khả năng của con mình. Điều này không chỉ dễ làm tổn hại đến sự tự tin của trẻ mà còn không có lợi cho việc nuôi dưỡng khả năng tự chăm sóc bản thân và khiến trẻ hình thành thói quen ỷ lại.
Khi trẻ sẵn sàng chủ động làm một việc gì đó, cha mẹ nên hỗ trợ, động viên nhiều hơn. Ngay cả khi trẻ làm không tốt hoặc thậm chí làm lộn xộn, bạn vẫn nên khuyến khích trẻ làm tốt hơn vào lần sau.
4. Cha mẹ lười giải đáp những thắc mắc của con
“Mẹ ơi, tại sao Trái đất lại tròn?” – “Lớn lên con sẽ biết!”
“Bố ơi, chim có thể bay, tại sao con người không bay được?” - “Ồ, lớn lên con sẽ hiểu điều này!”
Trẻ em rất ngây thơ, luôn đặt ra những câu hỏi kỳ lạ. Khi trẻ hỏi cha mẹ về một số chủ đề khó hoặc nhạy cảm, việc trả lời chiếu lệ hay phớt lờ sẽ làm tuhi chột đi khao khát tìm hiểu những điều mới mẻ. Chẳng bao lâu trẻ không còn tò mò với những thứ xung quanh mình và không có hứng thú học tập.
Có một số câu hỏi của con nhiều cha mẹ cũng không biết phải trả lời như thế nào. Thay vì nói con lớn lên tự hiểu, cha mẹ có thể nói “cái này mẹ chưa biết, mẹ và con thử tìm hiểu nhé”.
Cha mẹ cùng con học hỏi, giải đáp những thắc mắc của con, có như vậy mới thỏa mãn trí tò mò của trẻ.
5. Cha mẹ hay so sánh con mình với con nhà người ta
“Con xem nhà người ta giỏi chưa kìa”, có lẽ đây là câu nói phổ biến nhất của các bậc cha mẹ và đây cũng chính là điều mà con cái ghét nhất.
Kiểu so sánh này ảnh hưởng rất lớn vào việc hình thành các giá trị quan của trẻ, nó phá vỡ sự cân bằng tâm lý và dễ khiến trẻ mất tự tin.
Đối với cha mẹ, việc thường nói những lời như vậy chứng tỏ họ luôn dán mắt vào con của người khác, lo lắng khi người khác tiến bộ, nhẹ nhõm khi người khác tụt lại phía sau.
Đối với những bậc cha mẹ kiểu này, con cái chỉ là công cụ họ dùng để tạo nên bộ mặt tốt cho bản thân. Những cảm xúc bên trong của con cái thường bị bỏ qua.
Ngoài ra, nếu thường xuyên nghe cha mẹ khen ngợi những đứa trẻ khác cũng sẽ khiến trẻ có cảm giác ghen tị với các bạn cùng lứa. Con gái sẽ trở nên kiêu ngạo hoặc nhút nhát, còn con trai sẽ trở nên bướng bỉnh hoặc nổi loạn.
Trẻ con như một tờ giấy trắng, cách trẻ nhận biết thế giới đều nằm trong tay cha mẹ. Hành vi và thói quen của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến lời nói và việc làm của trẻ.