Loại rau này vị cay, tính lạnh, giúp kháng khuẩn, thường được dùng để trị mụn và dưỡng da rất hiệu quả.
Chỉ cần nghiền nát rau diếp cá, lấy nước cốt này thoa lên mặt vào mỗi tối trước khi ngủ. Mặt nạ này có thể để qua đêm, làm liên tục vài ngày sẽ cảm nhận được làn da mềm, mịn, mát, giảm hẳn mụn, giảm thâm và trắng sáng hơn.
Với da nhờn, có thể pha thêm một chút muối. Hoặc có thể pha nước cốt rau dếp cá với mật ong, nước cốt nha đam… hỗn hợp này tác dụng làm đẹp da, giảm mụn.
Rau ngót
Rau ngót chứa nhiều chất đạm, giúp điều hòa mật độ calci trong máu, phòng chống loãng xương ở người lớn tuổi. Loại rau này cũng giúp chữa bệnh thiếu máu, tăng sự hấp thu của hệ tiêu hóa, ngăn sự xuất hiện bệnh mãn tính về mạch máu; giảm cholesterol, hạ huyết áp, tăng thị lực, chữa mụn nhọt, viêm loét, làm đẹp da.
Dùng rau ngót tươi rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi thoa lên vùng da bị mụn. Kiên trì thời gian dài, mụn sẽ giảm mà da còn sáng lên.
Rau tía tô
Chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng canxi, sắt, phốt pho… thân cây và lá tía tô tác dụng làm đẹp da.
Dùng lá tía tô vò nát rồi đắp lên da bị mụn, có thể dùng vải quấn lại để giữ qua đêm. Nếu muốn làn da trắng, sáng, giảm vết tàn nhang, mụn cám có thể dùng lá tía tô giã nhuyễn rồi đắp lên làm mặt nạ. Hoặc dùng thân và lá đun sôi lấy nước rửa mặt cũng giúp da tươi tắn, hồng hào hơn.
Lưu ý khi đắp mặt nạ từ rau
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho biết, đắp mặt nạ từ rau mang lại nhiều ưu điểm, có thể kết hợp được với sữa chua, mật ong hay lòng tắng trứng trong quá trình sử dụng. Mặt nạ rau có thể giúp làm sạch da khi dùng tẩy tế bào chết và loại những chất bẩn trên bề mặt da. Giúp kháng khuẩn giữ ẩm cho da.
Tuy nhiên nó cũng có khả năng gây hại cho làn da như dễ gây dị ứng da nhẹ nếu da mẫn cảm hoặc dị ứng với một số thành phần khác có trong rau. Tốn thời gian để sơ chế, chế biến cho quá trình đắp mặt nạ.