5 nút giao có thể được đầu tư 4.000 tỷ để xây cầu vượt, giải quyết dứt điểm kẹt xe ở trung tâm TP.HCM
Bài và ảnh: Ni Na•10/08/2024 07:10
Để giải quyết vấn đề ùn tắc tại các nút giao thông lớn, Sở Giao thông Vận tải vừa đề xuất Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên xây cầu vượt tại 5 nút giao trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng bao gồm 5 cầu vượt lần lượt tại: nút giao Ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân, Tân Phú); nút giao Ngã bảy Điện Biên Phủ - Ngô Gia Tự - Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong (quận 3, quận 10); nút giao Ngã sáu Nguyễn Tri Phương - Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh (quận 5, quận 10); nút giao Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị (quận Gò Vấp), nút giao Quốc lộ 1 - đường số 7 (Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân).
Trong đó, nút giao Ngã tư Bốn Xã sẽ là nút giao có tổng mức đầu tư cao nhất lên tới 2.400 tỷ đồng (giải phóng mặt bằng 2.100 tỷ). Mỗi nút giao còn lại sẽ được đầu tư khoảng 400 tỷ đồng. Trên ảnh là nút giao Ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân, Tân Phú).
Lưu lượng xe rất lớn nhưng đường lại nhỏ hẹp khiến cho nơi đây luôn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Dự án sẽ xây dựng cầu vượt theo hướng đường Lê Văn Quới - Hòa Bình với chiều dài 280 m, rộng 12 m và lưu thông hai chiều. Trên thực tế, dự án cầu vượt tại Ngã tư Bốn Xã đã được Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận chủ trương năm 2016 nhưng tới nay vẫn chưa thực hiện được vì thiếu vốn.
Nút giao Ngã bảy Điện Biên Phủ - Ngô Gia Tự - Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong (quận 3, quận 10) và nút giao Ngã sáu Nguyễn Tri Phương - Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh (quận 5, quận 10) là hai nút giao lớn ở nội thành. Nơi đây thường xuyên chật kín các phương tiện dù không phải là giờ cao điểm, luôn là điểm nóng của tình trạng ùn tắc giao thông. Trên ảnh là nút giao Ngã sáu Nguyễn Tri Phương.
Mỗi nút giao sẽ được đầu tư 400 tỷ đồng để xây cầu vượt nhằm giảm giao cắt như hiện nay. Hướng đi của các nhánh cầu sẽ được tính toán phù hợp khi bước vào giai đoạn nghiên cứu dự án.
Với nút giao quốc lộ 1 - đường số 7 - đường số 18, ngành giao thông thành phố dự kiến xây cầu vượt hoặc hầm chui với chiều dài 400m, rộng 2 - 4 làn (cho xe lưu thông 2 chiều hướng đường số 7 - đường số 8).
Tại khu vực cửa ngõ phía Bắc, ngã tư Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị cũng là một trong 24 điểm đen kẹt xe. Dự án xây dựng cầu vượt được đề xuất chi 400 tỷ đồng, cầu có chiều dài 500 m, rộng 2 - 4 làn (cho xe lưu thông hai chiều theo hướng đường Nguyễn Oanh).
Dự án hoàn thành sẽ giúp phân luồng giao thông tốt hơn, giảm xung đột giữa các dòng xe và nguy cơ tai nạn giao thông, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vì hạn chế được tiếng ồn và ô nhiễm không khí do ùn tắc giao thông gây ra.
Bên cạnh đó, dự án còn giúp Thành phố Hồ Chí Minh phát triển kinh tế khi sự kết nối giữa các khu vực trong thành phố tốt hơn sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại và kinh doanh. Những nơi có cơ sở hạ tầng tốt thường sẽ tăng giá trị bất động sản và thu hút được nhiều nhà đầu tư đến với khu vực.
Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn khá nhiều “điểm đen” ùn tắc, trong đó nhiều nơi đã không chuyển biến suốt nhiều năm, như: giao lộ Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng; Xô Viết Nghệ Tĩnh; ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh); Nguyễn Tất Thành (Quận 4); Nguyễn Thị Định (thành phố Thủ Đức); Trường Chinh; giao lộ Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám (Quận Tân Bình)…
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Ngày 12/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”. Đây là sự kiện do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, giao cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
Trong khoảng 30 phút trả lời xét hỏi, Chủ tịch Công ty Thái Dương khóc thừa nhận mọi cáo buộc của cơ quan truy tố về hành vi khai thác, buôn lậu đất hiếm. Ông này cho rằng do trình độ hạn chế, mới học hết lớp 8 nên nhận thức pháp luật chưa đầy đủ.
Cuộc đua vào các trường top đầu đang dần trở nên căng thẳng, nhiều phụ huynh chỉ chú trọng điểm số mà quên mất rằng: kỹ năng mềm mới là hành trang giúp học sinh đi xa hơn trong học tập lẫn cuộc sống. Dưới đây là 5 kỹ năng thiết yếu mà học sinh trung học cần rèn luyện ngay từ hôm nay.
Bức xúc với các cuộc gọi rác, người dân không hiểu sao những kẻ lừa đảo lại biết rõ số điện thoại, căn cước công dân, thông tin chưa nộp tiền điện của các gia đình.
Năm học 2025-2026, Hà Nội vẫn duy trì phân tuyến tuyển sinh theo địa bàn phường. Tuy nhiên, từ năm học 2026-2027, Sở GD&ĐT Hà Nội dự kiến áp dụng hệ thống định vị địa lý (GIS) nhằm tính toán khoảng cách cư trú – trường học, giúp học sinh được học tại trường gần nhà nhất. Mô hình này kỳ vọng góp phần giảm áp lực giao thông, nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Cuộc đua vào các trường top đầu đang dần trở nên căng thẳng, nhiều phụ huynh chỉ chú trọng điểm số mà quên mất rằng: kỹ năng mềm mới là hành trang giúp học sinh đi xa hơn trong học tập lẫn cuộc sống. Dưới đây là 5 kỹ năng thiết yếu mà học sinh trung học cần rèn luyện ngay từ hôm nay.
(GDTĐ) - Trượt nguyện vọng 1 không phải là thất bại, mà là một bước ngoặt để học sinh và phụ huynh nhìn nhận lại và lựa chọn những con đường khác phù hợp, thiết thực hơn.
Bức xúc với các cuộc gọi rác, người dân không hiểu sao những kẻ lừa đảo lại biết rõ số điện thoại, căn cước công dân, thông tin chưa nộp tiền điện của các gia đình.
Ngày 12/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”. Đây là sự kiện do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, giao cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.