5 yếu tố cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo

19/10/2023, 13:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Từ thực tiễn tại Việt Nam và kinh nghiệm của quốc tế, Bộ GD&ĐT đề xuất hành một Luật riêng.

Tính chất đặc thù trong lao động sư phạm của nhà giáo nêu trên đặt ra yêu cầu cần có môi trường làm việc, hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, phù hợp tạo thuận lợi cho nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề và tâm huyết với nghề;

Mặt khác, tạo điều kiện cho sự phát triển sáng tạo, trong một không gian văn hóa được trân trọng, tôn vinh, ghi nhận, phối hợp và hỗ trợ của toàn xã hội. Điều này, là vô cùng cần thiết đối với đội ngũ nhà giáo, không phân biệt nhà giáo làm việc trong trường công lập hay ngoài công lập.

Học sinh tiểu học TPHCM trong ngày khai giảng năm học 2023- 2024. Ảnh: Nguyễn Dũng/Tiền phong. ảnh 2
Học sinh tiểu học TPHCM trong ngày khai giảng năm học 2023- 2024. Ảnh: Nguyễn Dũng/Tiền phong.

Thứ tư, xây dựng Luật Nhà giáo nhằm kiến tạo môi trường hoạt động nghề nghiệp mới cho nhà giáo trong bối cảnh phát triển của khoa học- công nghệ, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, giáo dục Việt Nam cần phải hòa vào dòng chảy chung để thực hiện sứ mệnh đào tạo các thế hệ công dân toàn cầu. Các nhà giáo cần có môi trường để phát triển nghề nghiệp một cách sáng tạo, liên tục.

Bên cạnh đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang trao cho nhà giáo nhiều quyền tự chủ hơn, vì vậy cần có hành lang pháp lý đầy đủ để nhà giáo yên tâm hoạt động nghề nghiệp, triển khai các hoạt động giáo dục phù hợp và được sáng tạo, đổi mới trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Thứ năm, việc xây dựng Luật Nhà giáo phù hợp với xu thế chung của thế giới. UNESCO đã chỉ ra rằng: “Không một nền giáo dục nào có chất lượng vượt qua chất lượng đội ngũ nhà giáo…”.

Những nước phát triển trên thế giới đều xây dựng hệ thống pháp luật về nhà giáo với các chính sách nhằm phát triển bền vững đội ngũ nhà giáo, coi vị thế nghề nghiệp của nhà giáo như là một yếu tố chủ chốt của mục tiêu giáo dục.

Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, có 3 mô hình cơ bản trong xây dựng pháp luật về nhà giáo bao gồm:

Mô hình 1: Ban hành Luật Nhà giáo.

Mô hình 2: Xây dựng một chương hoặc một quyển về nhà giáo trong Bộ Luật Giáo dục.

Mô hình 3: Ban hành luật nhằm thể chế hóa một số chính sách đặc trưng của nhà giáo.

Từ kinh nghiệm của quốc tế, việc lựa chọn mô hình 1 - xây dựng một Luật riêng về nhà giáo là phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ phát triển luật pháp ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT đã kiên trì đề xuất theo hướng ban hành 1 Luật riêng về nhà giáo.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/5-yeu-to-can-thiet-xay-dung-luat-nha-giao-post657848.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/5-yeu-to-can-thiet-xay-dung-luat-nha-giao-post657848.html
Bài liên quan
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 yếu tố cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo