50% cơ sở giáo dục đại học và nghề sẽ đào tạo thương mại điện tử

PV | 08/09/2022, 15:55
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 – 2025 đặt ra mục tiêu gồm 50% cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp trển khai đào tạo thương mại điện tử.

Tuy nhiên, theo bà Việt Anh, hiện nay mới chỉ có 30% nhân lực trong ngành thương mại điện tử được trải qua đào tạo chính quy, 55% đến từ các ngành đào tạo gần như kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin, còn 15% đến từ các ngành nghề khác. Như vậy, dư địa cho đào tạo đại học chính quy ngành thương mại điện tử còn rất lớn.

Trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Công Thương, phát triển nguồn nhân lực là một trong 5 nhóm chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển của thương mại điện tử giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, đặt ra 2 mục tiêu gồm 50% cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp trển khai đào tạo thương mại điện tử; có 1 triệu lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên… được đào tạo kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử.

Mặc dù vậy, đây mới chỉ là các mục tiêu về số lượng, nhưng đào tạo, còn cần chú trọng vào chất lượng, làm thế nào để nâng cao chất lượng ngành đào tạo thương mại điện tử, song song với việc gia tăng số lượng để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp trên thị trường?

Đối với mục tiêu này, bà Việt Anh kiến nghị: "Cần áp dụng mô hình kết nối 3 bên gồm cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, tổ chức để cùng nhau nâng cao chất lượng đào tạo, với tính ứng dụng cao, phù hợp với các nhu cầu thực tế của doanh nghiệp".

Đánh giá thêm về tiềm năng của ngành này, bà Việt Anh cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế, trong đó, có thể kể đến thế hệ đào tạo chính hiện tại là thế hệ GenZ trẻ trung, năng động, có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin, tư duy mới, sáng tạo, phù hợp cho việc đào tạo thương mại điện tử, vốn là ngành nghề có sự vận động nhanh, mạnh và liên tục.

Đồng thời, Việt Nam có thị trường thương mại điện tử lớn, sức tăng trưởng cao, khả năng bùng phát mạnh, tạo nên nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao. Đây là một trong những lý do thu hút các sinh viên lựa chọn học ngành này.

Bên cạnh những thuận lợi, theo các chuyên gia, việc đào tạo thương mại điện tử hiện còn nhiều khó khăn, trong đó có thể kế đến sự thiếu hụt của lực lượng giảng viên tại các trường đại học, đặc biệt là các trường mới mở ngành đào tạo về thương mại điện tử.

Ông Đoàn Quốc Tâm, Trưởng ban hợp tác của VECOM cho biết, tổ chức này vừa thực hiện cuộc khảo sát về tình hình đào tạo nhân lực chuyên ngành tại 132 trường đại học trên cả nước. Trong đó có 76 trường có đào tạo ngành và chuyên ngành thương mại điện tử. Có 53 trường đã giảng dạy học phần thương mại điện tử tại nhiều ngành liên quan. Trong đó năm 2010 chỉ có 49 trường đại học có đào tạo về thương mại điện tử. Các số liệu nêu trên cho thấy số lượng các trường đại học tham gia đào tạo thương mại điện tử tăng mạnh trong hàng chục năm qua.

Tuy nhiên, hoạt động đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học còn gặp nhiều trở ngại, đó là về giảng viên, học liệu, chương trình đào tạo, hợp tác giữa các trường, gắn đào tạo với thực tiễn…

Cũng theo ông Tâm, nhiều trường đại học mới tiếp cận chuyên ngành này mong muốn nhận được sự trao đổi, giúp đỡ về giảng viên, đào tạo giảng viên và các học liệu từ các trường đại học lớn, đi đầu trong công cuộc tiếp cận và đào tạo thương mại điện tử. Để hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong thương mại điện tử hiệu quả, chất lượng, Hiệp hội Thương mại điện tử đã đưa ra một số đề xuất như: Cần khảo sát định kỳ tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử; bồi dưỡng giảng viên thương mại điện tử.

Đồng thời, tổ chức định kỳ các hội thảo khoa học về đào tạo thương mại điện tử; đào tạo và cấp chứng nhận một số học phần thương mại điện tử; tiếp tục thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bọ sinh viên thương mại điện tử; tổ chức cuộc thi toàn quốc về thương mại điện tử; nhanh chóng nâng cao chất lượng học liệu thương mại điện tử; đẩy mạnh hoạt động định hướng nghề nghiệp, phổ biến tuyên truyền về ngành thương mại điện tử...

Bài liên quan
Xây dựng sàn thương mại điện tử hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
(GDTĐ) - Trung ương Đoàn TNCS HCM vừa ký thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, năng lực về thương mại điện tử, chuyển đổi số trong thanh niên.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
50% cơ sở giáo dục đại học và nghề sẽ đào tạo thương mại điện tử