(GDTĐ) - Các bài tập yoga có tác động chủ yếu là tăng tính linh hoạt và dẻo dai cho các khớp. Chúng giúp tăng vận động và làm trơn bề mặt sụn khớp, hạn chế ma sát khi vận động. Nhờ đó giảm nguy cơ bị trật khớp hay các vấn đề phát sinh do sai vị trí. Yoga giúp các chi hoạt động trơn tru và linh hoạt hơn.
1.Tư thế chó duỗi mình (chữ V ngược).
Bài tập theo tư thế chữ V ngược này sẽ giúp cho các khớp chân và tay của bạn dẻo dai, thư giãn cột sống khỏe mạnh. Ngoài ra tư thế này còn giúp lưu thông tuần hoàn máu, ngăn ngừa loãng xương.
Cách thực hiện:
Với tư thế này các bạn nằm sấp, hai chân để cách nhau một khoảng ngang bằng vai, sau đó đặt hai bàn tay song song với ngực.
Lấy một hơi hít thật sâu, từ từ đẩy tay lên, uốn cong lưng, rồi ngửa đầu ra sau mặt càng ngửa lên cao càng tốt. Sau đó thở ra, đẩy hông lên cao để người tạo thành hình chữ V ngược.
Chân và tay đặt cố định xuống sàn, đẩy ngực gần về phía chân, giữ thẳng hông sao cho từ hông xuống tay và chân thẳng hàng. Giữ tư thế trong 10 nhịp thở rồi trở lại vị trí ban đầu.
2. Tư thế ngẩng đầu.
Tư thế ngẩng cao đầu giúp cột sống dẻo dai, săn chắc các cơ, mở rộng cơ ngực tăng cường hô hấp, giúp các khớp xương vận động nhẹ nhàng, tăng sự dẻo dai cho khớp xương.
Cách thực hiện:
Với bài tập này trước tiên các bạn nằm sấp, hai chân để cách nhau một khoảng ngang bằng vai, sau đó đặt hai bàn tay song song với ngực.
Lấy một hơi hít thật sâu, từ từ đẩy tay lên, uốn cong lưng, rồi ngửa đầu ra sau mặt càng ngửa lên cao càng tốt.
3. Tư thế vặn cột sống.
Tư thế này giúp các khớp xương linh hoạt, giảm bớt các cơn đau nhức, vận động tốt hơn.
Cách thực hiện:
Với tư thế yoga này thực hiện ở tư thế ngồi, hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Sau đó, gập chân trái lại, đặt gót chân trái sát mông phải.
Tiếp tục, gập chân phải lại, đặt chân phải phía ngoài đầu gối trái, đầu gối sát nách trái. Hít sâu, đưa tay trái ra nắm lấy cổ chân phải, quay tay phải về sau lưng, thân quay về bên phải, bàn tay phải chống xuống sàn.
Giữ nguyên tư thế trong 10 nhíp thở rồi trở về vị trí ban đầu.
4. Tư thế thư giãn chân trên tường.
Thư giãn chân trên tường là bài tập chữa thoái hóa hiệu quả. Động tác của bài tập này giúp khớp thư giản, lưu thông khí huyết, xoa diệu các cơn đau khớp, giúp người bệnh cảm thấy thoái mái.
Những lúc mệt mỏi hay căng thẳng mất ngủ, bạn cũng có thể thực hiện bài tập này sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Thực động tác này vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Cách thực hiện:
Nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường đối mặt với bức tường gần đó. Nếu bạn nằm trên sàn nhà thì lót một chiếc chăn hoặc thảm xuống dưới hông, đầu. Vài và hông không chạm sàn.
Duỗi thẳng chân lên tường, hông giữ nguyên vị trí, bạn có thể gập đầu gối và kéo áp sát vào ngực đến khi cảm thấy thoải mái thì thôi.
Hai tay duỗi sang hai bên thoải mái và giữ tư thế này 5 – 10 phút.
5. Bài tập yoga ở tư thế móc câu hẹp.
Với bài tập yoga ở tư thế móc câu hẹp, khớp gối sẽ được kích thích để tiết chất nhờn nhiều hơn, cải thiện lưu thông máu giúp khớp hoạt động trơn chu hơn và được nuôi dưỡng tốt hơn.
Chú ý: tập từ từ chậm rãi, tránh làm khớp bị đau.
Cách thực hiện:
Ngồi thẳng trên sàn hoặc trên giường, duỗi thẳng hai chân thoải mái.
Sau đó co hai chân lại sao cho lòng hai bàn chân chạm vào nhau, lòng bàn chân ngửa lên hai gối ép xuống sàn, lưng thẳng.
Cố gắng di chuyển hai gót chân càng sát về phía háng càng tốt nhưng vẫn cảm thấy thoải mái.
Thư giãn hai vai và hai cánh tay, giữ thẳng đầu. Giữ tư thế này 30 giây đến 2 phút rồi trở lại tư thế ban đầu.
Lưu ý: Không nên ép gối quá sát vào háng khi thấy đau. Nếu hai đầu gối cách xa mặt sàn quá thì cũng không nên ép chúng xuống mà di chuyển hai bàn chân ra xa khỏi háng hoặc đặt một chiếc chăn ở dưới đầu gối để đỡ.
6. Tư thế giãn cơ.
Tư thế yoga này không chỉ giúp khớp gối mà cả cơ thể của bạn được thư giản. Cải thiện tình trạng đau khớp trong khi ngủ, giúp ngủ sâu hơn, ngon hơn.
Cách thực hiện:
Nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường, hai đầu gối chống lên mặt sàn.
Sau đó đặt hai lòng bàn chân áp sát vào nhau, mở rộng hai đầu gối để tạo thành hình viên kim cương.
Áp sát hai đầu gối xuống sàn (giường) và giữ trong 1 – 2 phút, đặt hai tay thoải mái ở hai bên người.
Nếu bạn thấy chân bị căng cơ thì có thể kê gối ở dưới hai đầu gối để đỡ.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc cải thiện các cơn đau, giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.