Xách đồ, khuân vác nặng
Nếu thói quen xách những túi đồ quá nặng và lệch bên sẽ làm tăng áp lực cho vùng vai gáy, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cổ gáy mạn tính. Người làm việc nặng, thường xuyên phải khuân vác đồ với trọng lượng lớn trên vai sẽ khiến cho vùng cơ vai bị căng, dẫn đến tình trạng đau nhức vai gáy. Bởi vùng vai gáy có nhiều gân cơ và dây chằng, mang vác các đồ có trọng lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây chèn ép vùng vai, dẫn tới hiện tượng tê bì và đau nhức vùng vai gáy.
Ngủ gục trên bàn làm việc
Nhiều người làm việc quá sức mệt hoặc tranh thủ nghỉ trưa thường nghỉ trưa tại nơi làm việc bằng cách ngủ gục xuống bàn, ngửa cổ ra đằng sau ghế… Thói quen ngủ sai tư thế này sẽ làm căng các cơ ở vai gáy, lâu dần dẫn tới hiện tượng nhức mỏi. Đặc biệt là khi ngủ gục đầu nghiêng sang một bên khiến cơ bắp hai bên không cân xứng, cơ sau cổ căng lên, dồn trọng lực lên đốt sống cổ, lâu dài sẽ gây ra các bệnh về đau nhức cột sống, gây đau mỏi vai gáy.
Hút thuốc lá
Thuốc lá có hại cho cơ thể nói chung và cơ xương khớp nói riêng. Chất nicotine có trong thuốc lá làm hỏng các mạch máu, hạn chế lưu lượng máu đến cột sống và có thể gây ra các vấn đề về đĩa đệm. Hút thuốc cũng gây mất nước, giảm thể tích nhân nhầy trong đĩa đệm khiến cho cột sống cổ dễ bị hư hại.
Những người thường xuyên bị đau nhức cổ vai gáy nên lên kế hoạch bỏ thuốc lá để tránh bệnh tái phát. Hút thuốc lá càng lâu, cơn đau nhức sẽ càng trầm trọng hơn.
4 lưu ý giúp phòng tránh bệnh đau vai gáy
- Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nên lựa chọn các bài tập phù hợp với mình.
- Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Nên vận động, nghỉ giải lao khi phải ngồi lâu.
- Khi ngồi đọc sách, học bài hay đánh máy cần giữ cho cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu, cần tránh tình trạng ngồi sai tư thế.
- Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần ăn đủ chất và bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,...