Cho và nhận là một phần của cùng một chuỗi yêu thương. Nếu không cho thì chúng ta khó nhận, và nếu không nhận được thì chúng ta thực sự không có nhiều để cho.
Chịu trách nhiệm về những gì bạn giao tiếp một cách thầm lặng. Trẻ nhỏ và người già đặc biệt nhạy cảm với các tín hiệu phi ngôn ngữ. Hơn cả lời nói, giọng điệu, tư thế (ngôn ngữ cơ thể) và nét mặt đều truyền tải cảm xúc của chúng ta.
Chúng ta phải lắng nghe giọng điệu của mình và nhìn mình trong ảnh, trong gương để đánh giá sự phù hợp về mặt cảm xúc. Những lời yêu thương phát ra qua hàm răng nghiến chặt không mang lại cảm giác yêu thương, chúng chỉ mang lại cảm giác khó hiểu và đáng sợ.
Đừng cố gắng giải quyết vấn đề cho những người thân yêu của bạn. Chăm sóc gia đình bạn không có nghĩa là chịu trách nhiệm về các vấn đề của họ, đưa ra lời khuyên không được yêu cầu hoặc bảo vệ họ khỏi những cảm xúc của chính họ. Hãy cho họ biết điểm mạnh của họ và tạo cơ hội để họ hỏi bạn những gì họ cần.
Giá trị của bạn sẽ được truyền đạt bằng hành động của bạn, bất kể bạn nói gì. Vì vậy, hãy làm gương, đừng cằn nhằn.
Nếu bạn mắc lỗi, hãy thừa nhận lỗi lầm của mình với mọi người, kể cả những thành viên nhỏ tuổi hơn trong gia đình. Nói lời xin lỗi khi làm tổn thương người mình yêu là hình mẫu của sự khiêm tốn và sự chính trực trong cảm xúc.
Bạn có thể chứng minh rằng không ai là hoàn hảo. Lời xin lỗi chứng tỏ bạn có thể tha thứ cho chính mình và khiến việc tha thứ cho người khác trở nên dễ dàng hơn.
Mọi người trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ cần được trấn an về mặt cảm xúc thông qua những lời nói, cử chỉ và ánh mắt yêu thương. Những người ít khi đòi hỏi sự quan tâm về mặt cảm xúc nhất có thể chính là những người cần nó nhiều nhất.
Theo helpguide.com