7 điều những đứa trẻ mạnh mẽ không làm

27/03/2023, 10:22
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chuyên gia trị liệu tâm lý Amy Morin nhận định nếu muốn con thành công, hãy dạy chúng có một tinh thần mạnh mẽ.

Phớt lờ các vấn đề của bản thân

Bà Morin nhận định có một sự khác biệt giữa hành động và tinh thần. Đôi khi, cha mẹ sẽ nhầm lẫn việc con chỉ đang giả vờ mạnh mẽ. Vì vậy, họ khuyên trẻ cứ để mọi chuyện qua đi và đừng để bị ảnh hưởng quá nhiều.

Tuy nhiên, điều đó chỉ càng chôn vùi các vấn đề của trẻ thay vì được giải quyết lành mạnh.

"Trẻ nên hiểu chúng cần phải đối mặt với mọi thứ thay vì phớt lờ các vấn đề. Cha mẹ hãy giúp con xác định những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực và giải quyết chúng", bà Morin khuyên.

day tre thanh cong anh 1

Nếu nghe thấy con hạ thấp người khác, cha mẹ hãy trao đổi với chúng và tìm ra gốc rễ của cảm xúc tiêu cực đó. Ảnh: Pexels.

Hạ thấp người khác để cảm thấy tốt hơn

Chê bai người khác để bản thân cảm thấy tốt hơn là một dấu hiệu của lòng tự trọng thấp. Điều đó cũng khiến con bị mang tiếng là đứa trẻ xấu tính, khiến các mối quan hệ bị tổn hại.

Vì vậy, nếu nghe thấy con hạ thấp người khác, cha mẹ hãy trao đổi với chúng và tìm ra gốc rễ của cảm xúc tiêu cực đó. Có thể, trẻ đang cảm thấy buồn về điều gì khác, hoặc đang xấu hổ và muốn làm người khác bối rối để đánh lạc hướng cảm xúc của họ.

"Sau đó, cha mẹ hãy giúp trẻ tìm ra cách xử lý tình huống. Chúng phải hiểu rằng có nhiều cách để giải quyết vấn đề thay vì hạ thấp người khác", bà Morin nói và cho biết trẻ cũng có thể học hành vi xấu từ chính cha mẹ. Vì vậy, phụ huynh hãy chịu trách nhiệm và thừa nhận với con rằng bạn đã sai khi chế giễu người khác.

Không biết từ chối

Việc lên tiếng, nói “không” với người khác ở thời điểm phù hợp giúp trẻ trở nên mạnh mẽ hơn.

Theo bà Morin, cha mẹ hãy khuyến khích con nói lên suy nghĩ của mình và từ chối những yêu cầu con không muốn thực hiện. Tuy nhiên, trẻ cần học cách từ chối một cách kiên quyết nhưng lịch sự như nói "Không, tôi cảm ơn" hoặc "Không, tôi không có hứng thú"...

Quan trọng, trẻ cần biết rằng chúng phải chịu trách nhiệm về cách chúng suy nghĩ, cảm nhận và cư xử.

Cảm thấy bản thân có quyền với mọi thứ

Nghiên cứu cho thấy học cách cảm nhận và bày tỏ lòng biết ơn là điều quan trọng giúp trẻ xây dựng sức mạnh tinh thần, nó thậm chí có thể cải thiện lòng tự trọng và giảm căng thẳng.

"Những đứa trẻ cảm thấy mình có quyền với mọi thứ thường tin rằng chúng không phải làm việc chăm chỉ để đạt được những gì chúng muốn", bà Morin nói.

Vị chuyên gia khuyên cha mẹ nên ngăn chặn tình trạng đó bằng cách không cho con cái những thứ chúng muốn hoặc khen ngợi những đứa trẻ nỗ lực.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/7-dieu-nhung-dua-tre-manh-me-khong-lam-post1415719.html
Copy Link
https://zingnews.vn/7-dieu-nhung-dua-tre-manh-me-khong-lam-post1415719.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
7 điều những đứa trẻ mạnh mẽ không làm