8 bài học kinh nghiệm từ 'năm học đặc biệt'

Hải Bình | 11/08/2022, 20:43
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều bài học kinh nghiệm quý được rút ra từ việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 - một năm học đặc biệt khi toàn ngành Giáo dục phải ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

Đẩy mạnh phân cấp, thực hiện tự chủ cho địa phương và cơ sở giáo dục, đặc biệt là tự chủ trong các cơ sở GDĐH gắn với trách nhiệm giải trình.

8 bài học kinh nghiệm từ 'năm học đặc biệt'  ảnh 1
kế hoạch năm học cần được xây dựng một cách linh hoạt. Ảnh minh họa/ INT

Thứ tư, chú trọng công tác xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đội ngũ có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, có khả năng thích ứng với dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết và tận tụy với nghề, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Thứ năm, tăng cường nguồn lực đầu tư trực tiếp cho hoạt động giáo dục, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa giáo dục; ưu tiên đầu tư nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để bảo đảm khả thi, tránh lãng phí về nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành. Tập trung nguồn lực để xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Thứ sáu, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát cần tăng cường theo hướng trọng tâm, trọng điểm; xử lý nghiêm và công khai đối với các vi phạm để duy trì trật tự, kỷ cương, nền nếp các hoạt động giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực; tăng cường kiểm tra thực hiện kết luận sau thanh tra.

Thứ bảy, làm tốt công tác truyền thông, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo.

Công tác truyền thông, tuyên truyền cần phải được đẩy mạnh, chủ động, song hành với các hoạt động giáo dục, tạo sự đồng thuận trước hết là của các thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; cần sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý giáo dục cao nhất ở Trung ương đến địa phương; sự kết nối chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ, giữa Bộ với các sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình ở Trung ương và địa phương để cùng đồng hành với ngành trong các chủ trương, chỉ đạo và hoạt động của ngành Giáo dục.

Thứ tám, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn là hết sức quan trọng, nhất là khi có sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy và các đồng chí chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Thực tiễn cho thấy, ở đâu và khi nào, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo đối với ngành Giáo dục địa phương thì ở đó chất lượng giáo dục được cải thiện rõ rệt, các vấn đề về giáo dục và đào tạo mà nhân dân bức xúc giảm hẳn.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/8-bai-hoc-kinh-nghiem-tu-nam-hoc-dac-biet-post604057.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/8-bai-hoc-kinh-nghiem-tu-nam-hoc-dac-biet-post604057.html
Bài liên quan
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị về việc thống nhất một bộ sách giáo khoa
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc sách giáo khoa thường xuyên thay đổi.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
8 bài học kinh nghiệm từ 'năm học đặc biệt'