Kể từ lúc đó, bé gái học hành chăm chỉ mỗi ngày, vì sợ mất vị trí đầu lớp, sợ bố mẹ thất vọng. Nhưng đến khi trưởng thành, em lại khiến bố mẹ thất vọng. Bởi lúc này, em là một "con mọt sách" đúng nghĩa. Vì quá quan tâm đến việc học nên em bỏ bê việc trau dồi các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội. Khi đi làm, vì ăn nói kém nên em không được lòng đồng nghiệp. Công việc của em không suôn sẻ, cuộc sống cũng không hạnh phúc.
Khi trẻ đạt kết quả học tập tốt, cha mẹ có thể khen ngợi nhưng không nên quá quan tâm đến thứ hạng của trẻ. Điều quan trọng nhất là nhìn thấy sự cố gắng của trẻ và khen ngợi điều đó. Chẳng hạn: "Con luôn là niềm tự hào của bố mẹ vì đã học tập chăm chỉ".
4. "Đừng tham lam"
Nghe đến đây, đứa trẻ nghĩ: "Mình phải chia sẻ mọi thứ. Không có gì là của mình". Theo thời gian, những suy nghĩ này sẽ phát triển thành hành vi tiêu cực. Con cái sẽ không bảo vệ tài sản của mình, nghĩ rằng bản thân không xứng đáng với chúng.
Thay vào đó, bố mẹ nên nói: "Con có để cậu bé này chơi với đồ chơi của con một chút không?". Tạo cơ hội cho con bạn tự quản lý đồ đạc của mình.
5. "Khi nào con đạt điểm cao rồi hãy đòi hỏi!"
Trong mắt nhiều cha mẹ, điểm số là tiêu chí duy nhất để đánh giá con cái. Vì vậy, khi trẻ có bất kỳ yêu cầu nào, cha mẹ đều sẽ dùng điểm số để trao đổi, đe dọa. "Khi nào đạt điểm cao rồi hãy đòi hỏi", "mang điểm 10 về đây rồi muốn nói gì thì nói" - những lời này của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy mình thật kém cỏi. Bởi vì điểm số kém nên cha mẹ không thích, không hài lòng.
Thực tế, cha mẹ có thể nói những câu khéo léo hơn, chẳng hạn như: "Mẹ lo lắng thứ đó sẽ ảnh hưởng đến việc học của con. Bây giờ con cứ học hành chăm chỉ trước, chờ thành tích tốt hơn mẹ sẽ mua cho con nhé". Câu nói dịu dàng, khéo léo này của cha mẹ sẽ dễ được trẻ chấp nhận hơn.
6. "Ai đã dạy con điều này?"
Nghe đến đây, đứa trẻ nghĩ: "Bố mẹ không biết con đã nghĩ ra điều này". Một đứa trẻ như vậy sẽ nghĩ rằng mình có thể không bị trừng phạt vì đã đổ lỗi cho người khác.
Thay vào đó, bố mẹ nên nói: "Tại sao con lại làm điều đó?" Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu xem đứa trẻ đã tự làm điều đó hay nhờ sự khuyến khích của ai đó. Hãy cho chúng cơ hội để giải thích hành động của mình.
Ảnh minh họa
7. "Con còn nhỏ, không làm được đâu"
Trong mắt nhiều cha mẹ, con cái mãi mãi bé bỏng, cần được bảo vệ, đùm bọc. Đôi khi sự bao bọc đó bị quá đà! Trong quá trình lớn lên, trẻ cần không ngừng khám phá, tìm tòi mới có thể trưởng thành.
Khi cha mẹ nói câu bên trên sẽ vô tình "bóp nát" sự nhiệt tình của trẻ với thế giới xung quanh, khiến trẻ mất đi bản tính khám phá. Dần dần, nhiều đứa trẻ trở nên tự ti, không có dũng khí trái nghiệm những điều mới lạ, những thử thách trong cuộc sống. Các em cảm thấy mình không giỏi trong mọi việc.
Cha mẹ thương con không có gì sai nhưng cần chú ý thương sao cho đúng cách. Đến một độ tuổi nhất định, cha mẹ cần buông tay để cho con tự lập. Trong quá trình trưởng thành của con, cha mẹ có thể động viên con nhiều hơn, hãy cho con biết dù con gặp phải chuyện gì thì vẫn luôn có cha mẹ làm chỗ dựa.
8. "Không học hành chăm chỉ thì tương lai chỉ có đi quét rác"
Đối với những đứa trẻ thích chơi, không thích học, cha mẹ thường nói câu trên để dọa con. Dù đây chỉ là câu nói vô ý nhưng nó lại khiến trẻ hình thành nên quan niệm phân biệt đối xử với nghề nghiệp. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ.