Lỗi của mình nhưng lại đổ cho người khác
Những người có EQ thấp thường ít có khả năng tự chịu trách nhiệm về những gì mình làm. Vì thế khi có chuyện không hay xảy ra do lỗi của mình, họ thường tìm cách đổ lỗi cho ai đó hoặc điều kiện khách quan nào đó. Nếu bị quy trách nhiệm, họ sẽ oán trách và phàn nàn rằng bản thân không có lựa chọn khác và mọi người khác không chịu hiểu cho những khó khăn của họ.
Kém cỏi khi đối phó với tình huống cảm xúc
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của người có chỉ số EQ thấp. Do ít có khả năng đối phó với các tình huống cảm xúc, họ cảm thấy khó hiểu được những cảm xúc mạnh mẽ của cả bản thân và người khác. Để khỏi phải đối phó, họ thường tránh xa những tình huống này. Che giấu cảm xúc thật cũng là một dấu hiệu hay gặp của họ.
Dễ bộc phát
Do phải vất vả đấu tranh để hiểu và kiểm soát cảm xúc của mình, những người có chỉ số EQ thấp dễ bộc phát cảm xúc và phản ứng một cách dữ dội. Trong khi đó, họ không hiểu bản thân đang thực sự cảm thấy thế nào và tại sao mình lại khó chịu như thế.
Những cơn bộc phát cảm xúc bất ngờ, đôi khi quá mức và không thể kiểm soát là điều không lạ ở những người có EQ thấp.
Rất ít bạn thân
Những người có chỉ số EQ thấp thường khó có bạn thân, vì tình bạn thân thiết cần sự chia sẻ cảm xúc, với những hành động quan tâm, sự hỗ trợ, thấu hiểu... xuất phát từ tình cảm và cảm xúc, điều mà họ khó cảm nhận và thể hiện.
Chỉ biết đến mình khi trò chuyện
Trong các cuộc trò chuyện, những người có chỉ số EQ thấp thường mải mê trình bày quan điểm của mình mà không cho người khác nói. Cả khi đặt câu hỏi và tỏ ra lắng nghe, họ vẫn luôn tìm cách chuyển mọi thứ trở về phía mình. Nếu có ai tâm sự hay kể chuyện, họ thường thể hiện rằng những chuyện đó mình đã biết thừa, đã trải qua...