Người Nhật vẫn luôn nổi tiếng với cách dạy con không giống ai nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ.
Nuôi dạy con là một hành trình dài đầy khó khăn. Muốn nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, khỏe mạnh, thông minh, cha mẹ cần bỏ thời gian và công sức dạy dỗ con mình một cách nghiêm túc.
Văn hóa nuôi dạy con của người Nhật không giống với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Họ ít khi nuông chiều con cái mà khuyến khích con biết tự lập từ sớm. Dưới đây là một số quy tắc nuôi dạy con kiểu Nhật.
1. Mối quan hệ mật thiết giữa mẹ và con
Các bà mẹ Nhật Bản có sự kết nối sâu sắc về cảm xúc với con cái. Khi con còn nhỏ, họ thường ngủ cùng con và dành nhiều thời gian ở cùng con. Họ thường khen ngợi và chấp thuận những ý muốn của trẻ để tạo điều kiện cho các em học hỏi, khám phá thế giới.
Khi con được 5 tuổi, các bà mẹ Nhật Bản bắt đầu rèn cho con tính tự lập, cho con được quyết định và làm theo theo những việc mình muốn trong khuôn khổ.
Mối quan hệ sâu sắc giữa mẹ và con cái được khái quát trong thuật ngữ "amae" để chỉ sự gắn kết và niềm mong ước ẩn sâu trong lòng mỗi người là mong muốn được yêu thương. Amae thể hiện qua việc trẻ em Nhật Bản luôn có điểm tựa vững chắc là tình yêu thương của cha mẹ và các bậc phụ huynh khi về già được con cái phụng dưỡng chăm sóc tận tình và chu đáo.
Các bà mẹ Nhật Bản có sự kết nối sâu sắc về cảm xúc với con cái. Ảnh minh họa
2. Trẻ em Nhật Bản được nuôi dưỡng bình đẳng
Cách đây không lâu, một đoạn video ghi lại cảnh học sinh Nhật dọn dẹp lớp học của mình đã lan truyền khắp mạng xã hội và khiến cư dân mạng vô cùng kinh ngạc. Lý do là bởi nó không chỉ là một đoạn video thông thường quay lại hoạt động của học sinh, mà là một văn hóa của người Nhật.
Ngay từ khi còn bé, trẻ em đã được dạy về sự bình đẳng và không có gì lạ khi thấy ngay cả những đứa trẻ sinh ra đã "ngậm thìa vàng" cũng học cùng trường hoặc tham gia các hoạt động như những đứa trẻ khác.
Trong triết lý của người Nhật Bản, trẻ em được nuôi dưỡng với giá trị của sự quy phục và được dạy để bỏ qua lợi ích cá nhân, đặt lợi ích của cộng động lên hàng đầu. Bằng cách này, trẻ có thể học được những giá trị của việc sống chung trong một xã hội và sự bình đẳng ngay từ khi còn bé.
3. Ít đề cập con mình với người khác
Trong khi hầu hết các bậc cha mẹ thường chia sẻ những khó khăn trong việc nuôi dạy con cái, cha mẹ Nhật lại khác. Họ chỉ chia sẻ vấn đề con cái với người thân trong gia đình.
Ngoài ra, họ có xu hướng không nói nhiều về các hoạt động của con mình cho người khác biết. Việc kể cho người khác nghe con mình đang học trường này, chơi cho đội bóng kia… có thể bị xem là đang khoe khoang, chỉ cần người ta nhìn thấy đồng phục trẻ mặc là sẽ tự hiểu.
Cha mẹ Nhật chỉ chia sẻ vấn đề con cái với người thân trong gia đình. Ảnh minh họa
4. Cha mẹ là hình mẫu cho con cái noi theo
Một điểm độc đáo trong cách các bậc phụ huynh Nhật Bản giáo dục con cái là họ không bắt ép con cái làm theo yêu cầu của mình. Khi muốn uốn nắn và rèn luyện đức tính nào đó ở con trẻ, các bậc phụ huynh sẽ tự mình làm mẫu để giúp con cái nhận biết giữa đúng và sai, từ đó tìm ra cách làm và thái độ đúng.
5. Luôn chú ý đến cảm xúc của trẻ
Chú ý đến trạng thái tinh thần và cảm xúc của trẻ cũng vô cùng quan trọng bên cạnh việc phát triển thể chất. Cha mẹ Nhật luôn bày tỏ niềm yêu thương và sự khích lệ khi chăm sóc những đứa trẻ, nhưng khi chúng làm điều đó không phải phép thì vẫn bị kỷ luật một cách vô cùng nghiêm khắc.
Hơn nữa, trẻ em được dạy phải luôn tích cực và biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. Đó là điều quan trọng để chúng có thể tồn tại tốt trong xã hội khắc nghiệt này.
6. Coi trọng giá trị gia đình
Văn hóa nuôi dạy con của người Nhật coi trọng các giá trị thiên nhiên và gia đình. Họ coi một buổi dã ngoại dưới gốc cây anh đào là một sự kiện quan trọng.
Công viên và khu vườn ở Nhật được thiết kế công phu và quản lý tỉ mỉ. Trẻ em có thể chạy nhảy vô tư. Dù cha mẹ bận rộn tới đâu thì cuối tuần họ thường dành thời gian cho gia đình.
Văn hóa nuôi dạy con của người Nhật coi trọng các giá trị thiên nhiên và gia đình. Ảnh minh họa
7. Không tin vào những lời khen ngợi
Hầu hết các bậc cha mẹ đều thích khoe khoang về những thành tích của con cái với người khác, nhưng sẽ thật hiếm khi thấy một bậc cha mẹ Nhật nào làm điều tương tự như vậy. Bởi lẽ, trẻ em Nhật được dạy để tự lập và kỷ luật trong bất kỳ hoàn cảnh, chứ không cần phụ thuộc vào lời tán dương hay khen ngợi từ ai khác.
8. Truyện cổ tích không phải trò đùa
Người Nhật thích chia sẻ những câu chuyện thần thoại, những truyền thuyết cho con cái nghe. Có rất nhiều lễ hội thú vị được tổ chức quanh năm, ví dụ Tengu Matsuri tôn vinh một con yêu tinh mũi dài, Setsubun - lễ hội xua đuổi ma quỷ bằng cách ném các nắm đậu.