Hút thuốc sau bữa ăn có hại gấp 10 lần so với bình thường vì lượng máu lưu thông trong đường tiêu hóa tăng lên sau khi ăn khiến một lượng lớn thành phần có hại trong khói thuốc bị hấp thụ, gây tổn hại cho phổi, gan và hệ tim mạch. Ngoài ra, hút thuốc sau khi ăn còn hại cho răng miệng hơn bình thường.
Nhiều người có thói quen uống nước ngay sau khi ăn, thế nhưng, thói quen này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng lượng đường trong máu.
Thời điểm lý tưởng để uống nước là 30 phút trước và sau bữa ăn, điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trong bữa ăn nếu muốn uống nước canh thì nên uống trước khi ăn cơm. Ngoài ra, bạn có thể uống một chút nước trong khi ăn, nhưng tốt nhất là nước ấm để giúp nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
Khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Nếu tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn, gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn rất khó chịu và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày và các bộ phận của hệ tiêu hóa rất nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy tập thể dục ít nhất sau khi ăn 2 tiếng để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
Có câu “căng da bụng, chùng da mắt”, nhưng nếu bạn đi ngủ ngay sau khi ăn thì rất có hại cho dạ dày và gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Bởi vì khi mới ăn xong, để tiêu hóa thức ăn máu cần dồn về dạ dày, nhưng ngủ ngay lại khiến hoạt động đẩy máu về dạ dày bị ngưng trệ, khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết, sinh sôi vi khuẩn tấn công dạ dày.
Một nghiên cứu của trường Đại học Hy Lạp cũng chỉ ra rằng đi ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Ngoài ra, dạ dày sẽ căng to sau khi ăn, nên nếu ngủ ngay cũng khiến dạ dày đè lên cơ hoành, khiến hoạt động của cơ tim bị chèn ép và cản trở, dễ sinh bệnh tim.
Nguồn và ảnh: CTI News, Aboluowang, KKnews