Các đoạn tuyến cao tốc này gồm: Lào Cai-Kim Thành, Cao Bồ-Mai Sơn, Mai Sơn-Quốc lộ 45, Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Nha Trang-Cam Lâm, Cam Lâm-Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Mỹ Thuận-Cần Thơ.
"Quy định về tốc độ tối đa 90 km/giờ áp dụng cho ôtô con, ô ô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ôtô tải có trọng tải đến 3,5 tấn, các phương tiện còn lại giữ nguyên tốc độ tối đa cho phép 80 km/giờ. Việc cắm biển phải hoàn thành trong tháng 1-2024" - Phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Mạnh Thắng nhấn mạnh.
Tiếp tục rà soát các tuyến cao tốc để nâng tốc độ tối đa cho phép
Trong quá trình khai thác, sử dụng, yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam các chủ đầu tư, đơn vị quản lý khai thác tiếp tục theo dõi về tổ chức giao thông, tình hình an toàn giao thông trên tuyến để kịp thời phát hiện các tồn tại, bất cập, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tốc độ khai thác, phương án tổ chức giao thông cho phù hợp nhằm bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.
Đối với các đoạn tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư xây dựng với 4 làn xe cơ giới mà các chủ đầu tư dự án chưa báo cáo về điều kiện khai thác, Cục Đường bộ sẽ tiếp tục đôn đốc các Ban Quản lý dự án khẩn trương thực hiện để có cơ sở triển khai theo định hướng nâng tốc độ tối đa cho phép 90 km/giờ.
"Việc nghiên cứu, xem xét nâng cao tốc độ tối đa cho phép trong quá trình khai thác các tuyến đường cao tốc trong giai đoạn phân kỳ 4 làn xe hạn chế, ngắt quãng dải dừng xe khẩn cấp từ tốc độ tối đa cho phép 80 km/giờ lên tốc độ đa cho phép 90 km/giờ, là có cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn"- Cục Đường cao tốc cho biết.