Ai có triển vọng hơn khi lớn lên, những đứa con "hướng ngoại" hay "hướng nội"? Thực tế khiến các bậc phụ huynh ngỡ ngàng!

Diệu Đan | 10/03/2024, 18:54
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những đứa trẻ có tính cách hướng nội cũng có thể tự do phi nước đại và tỏa sáng rực rỡ trên sân nhà của cuộc đời.

Trong quan niệm truyền thống, đặc biệt là đối với con trai, luôn có rất nhiều điều cấm kỵ: không được khóc, không được yếu đuối, không được thích màu hồng và không được sống nội tâm.

Một khi cậu bé có tính cách trầm lặng, cha mẹ luôn quen với việc gán cho đứa trẻ cái mác "hướng nội" hoặc "vô dụng".

Cha mẹ thông minh sẽ coi tính hướng nội của con mình là một đặc điểm thay vì một khuyết điểm.

Có một buổi họp phụ huynh ở trường cấp 2, hiệu trưởng nói chuyện với một ông bố về kết quả học tập của con mình:

"Con của anh không tệ, nhưng cậu bé quá trầm tính. Cậu bé nên hướng ngoại hơn để sau này thành công hơn".

Không ngờ người cha lại phản bác ngay:

"Tôi không nghĩ con trai tôi là người sống nội tâm. Nó có nhiều bạn tốt trong trường".

Tâm lý trẻ em cho thấy, con cái có thể không nhất thiết phải trở thành những gì cha mẹ mong đợi nhưng chắc chắn chúng sẽ trở thành những gì cha mẹ nói.

Nếu bạn luôn đặt những nhãn hiệu tiêu cực cho con mình, trẻ sẽ dần dần trở thành những người tồi tệ.

Về phần cậu bé, chính vì chưa bao giờ bị cha mẹ gắn mác là "người hướng nội" nên cậu luôn có thể dễ dàng chấp nhận bản thân, trở thành một người tự tin và có nhiều bạn bè.

2. Tôn trọng nhu cầu ở một mình của con bạn

Einstein từng được hỏi trong một cuộc phỏng vấn: "Bí quyết thành công của ông là gì?".

Ông khiêm tốn trả lời: "Thực ra không phải tôi thông minh lắm đâu, chỉ là tôi 'sống chung' với vấn đề lâu hơn thôi".

Thì ra Einstein là một đứa trẻ lầm lì và thích ở một mình từ nhỏ.

Nhưng mẹ ông không lo lắng sau này con trai mình sẽ không hòa hợp với thế giới, mà thay vào đó để ông ở một mình trong thời gian dài.

Chính sự cô độc này đã giúp Einstein có thêm thời gian để suy nghĩ, nghiên cứu các vấn đề và cuối cùng trở thành nhà vật lý làm thay đổi lịch sử loài người.

Trẻ hướng nội không phải là vấn đề, vấn đề là cha mẹ mù quáng ép con mình hướng ngoại và trở thành những gì thế giới chấp nhận.

Cha mẹ biết tôn trọng nhu cầu ở một mình của con, đây vừa cho thấy trình độ của cha mẹ, vừa là phước lành của con cái.

3. Giúp trẻ tìm thấy "tình yêu đích thực" của mình

An Cát là một đứa trẻ nhút nhát và sống nội tâm từ khi còn nhỏ.

Một lần trong một buổi biểu diễn, An Cát được yêu cầu giới thiệu bản thân, nhưng cậu bé mím môi không nói gì.

Cha của cậu bé không hề cảm thấy xấu hổ mà chỉ mỉm cười giới thiệu bản thân hộ con trai.

Trong cuộc sống, cha của An Cát không lo lắng về tính cách hướng nội của con, thay vào đó, anh sẽ luôn đồng hành cùng con học hỏi các tài năng và kỹ năng khác nhau.

Sau đó, phát hiện ra An Cát đặc biệt có năng khiếu piano, cha đã khuyến khích cậu bé chăm chỉ luyện tập.

Cuối cùng, An Cát đã dám bước lên sân khấu và chơi những giai điệu đẹp bằng đôi bàn tay khéo léo của mình, khoảnh khắc đó, cậu đã trở thành một cậu bé tự tin.

Một nghiên cứu ở Mỹ kéo dài hơn 30 năm cho thấy người hướng nội có những tài năng mà người hướng ngoại không thể sánh bằng trong các lĩnh vực như sáng tạo, nghệ thuật và nghiên cứu khoa học.

Vì vậy, nếu trong gia đình có một người hướng nội, cha mẹ có thể hướng con nhiều hơn vào các lĩnh vực như nghệ thuật và nghiên cứu khoa học, và có lẽ họ sẽ phát hiện ra những tài năng đặc biệt của con mình.

Ai có triển vọng hơn khi lớn lên, những đứa con hướng ngoại hay hướng nội? Thực tế khiến các bậc phụ huynh ngỡ ngàng! - Ảnh 3.

03

Có một câu nói rằng:

"Mỗi người đều là một thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá khả năng của một con cá bằng khả năng leo cây của nó thì con cá đó sẽ phải sống trong tủi nhục suốt đời".

Một đứa trẻ có tính cách hướng nội giống như một con cá lớn ở biển sâu.

Chúng trầm tính, điềm tĩnh và có thể đối mặt với khó khăn, thất bại một cách bình tĩnh.

Chúng nhạy cảm, tinh tế và có khả năng phát hiện những thay đổi trong môi trường cũng như tâm trạng của con người.

Cha mẹ thông minh nên bảo vệ tính hướng nội của con mình, bởi đằng sau đặc điểm này chắc hẳn phải ẩn chứa một nguồn năng lượng rất lớn mà chúng ta tạm thời chưa thể nhìn thấy được.

Và năng lượng này một ngày nào đó sẽ mang lại hơi ấm cho cha mẹ và ánh sáng cho thế giới.

Cuối cùng, tôi mong rằng mọi đứa trẻ không thích nói nhiều đều có thể được cha mẹ chấp nhận và sống một cuộc sống tươi đẹp.

Theo Đời sống & Pháp luật
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ai-co-trien-vong-hon-khi-lon-len-nhung-ua-con-huong-ngoai-hay-huong-noi-thuc-te-khien-cac-bac-phu-huynh-ngo-ngang-a406253.html
Copy Link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ai-co-trien-vong-hon-khi-lon-len-nhung-ua-con-huong-ngoai-hay-huong-noi-thuc-te-khien-cac-bac-phu-huynh-ngo-ngang-a406253.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ai có triển vọng hơn khi lớn lên, những đứa con "hướng ngoại" hay "hướng nội"? Thực tế khiến các bậc phụ huynh ngỡ ngàng!