Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, chi tiêu của chính phủ dành cho giáo dục đại học phải tăng hơn 2,5% so với mức chi tiêu hiện tại; tăng chi tiêu cho nghiên cứu, phát triển; đầu tư cho giáo dục tiến sĩ. Trên đà này, Ấn Độ có thể lọt top 3 toàn cầu về chất lượng giáo dục.
Hơn nữa, Ấn Độ có cộng đồng người ở nước ngoài đông đảo. Nhiều học giả đã hợp tác với chuyên gia trong nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Ấn Độ. Do đó, trong tương lai, Ấn Độ có cơ hội trở thành cường quốc về giáo dục.
Theo ông Angel, nếu lọt top giáo dục, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia có nền kinh tế vững mạnh và mức thu nhập cao. Nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng của giáo dục Ấn Độ sẽ dẫn đến sụt giảm nhu cầu du học ở các quốc gia giáo dục khác. Do đó, nhiều nước, như Vương quốc Anh, đang tăng cường thành lập trường cơ sở và quan hệ đối tác với Ấn Độ.
Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của Ấn Độ trong GDP thấp hơn 65%, đứng thứ 57 toàn cầu. Còn mức chi tiêu cho giáo dục đại học theo tỷ lệ GDP đã tăng từ 0,88% năm 2000 lên 1,52% vào năm 2021. Việc tiếp tục đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là rất quan trọng nếu Ấn Độ muốn đạt được các mục tiêu giáo dục đầy tham vọng của mình.
Theo The Pie