Việc thành lập trường không gặp nhiều khó khăn nhưng bà Chatterji thừa nhận gặp thách thức khi tuyển dụng giảng viên bởi lẽ đào tạo về bền vững và biến đổi khí hậu cũng là một lĩnh vực tương đối mới mẻ. Hơn nữa, trường cũng là mô hình giáo dục về tính bền vững và biến đổi khí hậu đầu tiên tại Ấn Độ. Nhà trường đang cố gắng thu hút các giảng viên tài năng đến từ Ấn Độ và nước ngoài.
Giáo dục bền vững đang là xu hướng giảng dạy của các trường đại học và ngành giáo dục nhiều nước.
Italy là quốc gia đầu tiên đưa biến đổi khí hậu và phát triển bền vững vào chương trình học bắt buộc từ năm 2020. Trong đó, tính bền vững được hiểu là đáp ứng các nhu cầu của hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai. Ba trụ cột của tính bền vững là kinh tế, môi trường và xã hội.
Cụ thể, các trường phổ thông sẽ dành một giờ mỗi tuần, tương đương 33 giờ mỗi năm, để thảo luận về các vấn đề biến đổi khí hậu như ô nhiễm đại dương, tài nguyên tái tạo, cuộc sống bền vững...
Từ năm 2023, Singapore đã xây dựng Chương trình Quản lý sinh thái nhằm giáo dục học sinh về tính bền vững, trong đó có bền vững về môi trường. Chương trình được lồng ghép trong các môn học và thông qua trải nghiệm thực tế để tạo dựng thói quen bảo vệ môi trường cho các thế hệ tiếp theo.
“Chương trình giảng dạy của nhà trường đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu nhưng vẫn tập trung vào đặc thù của Ấn Độ và các nền kinh tế đang phát triển. Trên thế giới, nhiều trường đại học hàng đầu như Stanford, Columbia cũng đang đẩy mạnh giáo dục về khí hậu”, Miniya Chatterji, Giám đốc sáng lập Trường Hành động Khí hậu Anant, nhấn mạnh.
Theo UWN