Cách xử lý khi ăn phải trái cây có ethanol
Báo Lao động dẫn lời thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, các thức ăn, một số loại quả lên men có thể có như socola, thuốc siro cảm cúm, dung dịch sát trùng, viên sát trùng miệng, họng...
Một số đồ uống cũng có thể có một lượng ethanol trong đó. Thức ăn nguồn gốc tinh bột, đường, nếu bảo quản không tốt, tồn lưu dài thì cũng có thể lên men.
"Nếu không may ăn phải những đồ ăn thức uống có ethanol thì ít nhất nên đợi 15- 30 phút mới tham gia giao thông"- bác sĩ Nguyên nói.
Về phương pháp "giải" loại ethanol trong hoa quả, PGS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, cồn hoa quả hay cồn rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, tốt nhất là các lái xe nên tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ, ngồi nghỉ 30 - 60 phút để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường.